Nó có lịch sử lâu đời từ hàng trăm năm trước khi vào khoảng đầu thế kỉ 18, những người Hà Lan đã đem cây cà phê du nhập vào các nước thuộc địa của họ trong đó có đảo Java và Sumatra của Indonesia.
“Kopi” trong tiếng Indonesia có nghĩa là cà phê còn “Luwak” là tên một vùng thuộc hòn đảo Java của Indonesia đồng thời là tên một loài cầy cư trú tại đây. Kopi Luwak được dùng để chỉ một loại hạt do loài cầy này ăn quả cà phê rồi thải ra.
Loài cầy vòi đốm là loại động vật có vú nhỏ sống phân bố rải rác ở các nước vùng Đông Nam Á như Indonesia, Philippines, Việt Nam và miền nam Trung Quốc. Thức ăn ưa thích của chúng là quả cà phê nên về đêm, chúng thường đi tìm các trái cà phê thật chín cây để ăn. Chúng chỉ ăn lớp ngoài của trái cà phê và nuốt luôn tất cả hạt vào trong bụng. Trong đường tiêu hóa, hạt cà phê bị các enzymes làm cho lên men và tạo cho chúng một hương vị đặc biệt.
Nhưng dạ dày của chúng chỉ tiêu hóa được phần thịt bên ngoài của quả cà phê nên sau đó đã thải những hạt cà phê ra cùng với phân của chúng. Người dân nơi đây sẽ đi thu lượm phân có lẫn hạt cà phê của loài cầy này.
Zoom kĩ hình dạng của chúng này ...
Những người đã trải nghiệm loại cà phê này nhận xét cà phê chồn có vị thơm ngon đặc biệt và là sự hòa quyện của rất nhiều hương vị. Nó được miêu tả là có "mùi mốc" rất hấp dẫn, ngọt ngào như sirô, hương vị đậm đà và thoang thoảng vị caramel và sôcôla, đắng nhưng rất dễ chịu.
Hiện nay, trên thế giới Indonesia là quốc gia chuyên sản xuất cà phê cứt chồn Kopi Luwak (tiếng Indonesia, Kopi là cà phê, Luwak là chồn).
Sumatra, Java, Bali và Sulawesi là những vùng của Indonesia được nhắc nhở nhiều về cà phê cứt chồn. Tại những nơi nầy, các giống cà phê như Robusta và Arabica được trồng rất nhiều. Những cánh rừng hoang du sầm uất bao phủ các bán đảo Indonesia cũng là nơi sinh sống của một loại chồn mà có người còn gọi là cầy hương (palm civet, musang, toddy cat) và có tên khoa học là paradoxurus hermaphroditus.
Theo kỹ nghệ cà phê cho biết, thì cả thế giới mỗi năm chỉ có thể sản xuất được vào khoảng từ 200 đến 300kg cà phê cứt chồn thứ thiệt mà thôi.
Philippines cũng có sản xuất cà phê cứt chồn mà họ gọi là Kape Alamid…
Tại Việt Nam nghe nói cũng có cà phê cức chồn (weasel coffee), đặc biệt là ở vùng cao nguyên Ban Mê Thuột. Không biết có bạn nào có dịp thưởng thức chưa?
>> Trải nghiệm về cà phê tại núi rừng Tây Nguyên
>> Tìm hiểu về các loại cà phê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét