Bạn đã bao giờ uống rượu cần Tây Nguyên chưa? Và đặc biệt, khi nào bạn ngất ngây
trong men rượu cần thì khi đó bạn mới hiểu rượu cần Tây Nguyên đặc biệt
thế nào.
Rượu cần hiện nay được xem là thức uống “đặc sản” của đồng bào Tây Nguyên. Trong bất cứ lễ, tết nào, đồng bào Tây Nguyên cũng đều có nghi thức uống rượu cần. Rượu cần là một thức uống không thể thiếu được trong các lễ hội cũng như dùng để tiếp đãi khách quý. Bởi theo quan niệm tâm linh cho rằng, rượu của họ là do Giàng (trời) bày cho cách làm, mỗi khi cúng Giàng hoặc tế lễ thần linh phải có rượu cần thì lời cầu nguyện mới linh nghiệm.
Ðể có được ché rượu cần thơm ngon phải thực hiện qua nhiều công đoạn như chuẩn bị men, vò sành, vật liệu làm rượu... Nhiều dân tộc Tây Nguyên làm rượu bằng cách dùng nếp cẩm hoặc nếp trắng nấu thành xôi, phơi bằng nong cho nguội rồi trộn men vào cho ủ kín. Men rượu làm bằng củ riềng, rễ cam thảo và củ cây chít, phơi khô – sau đó đem giã nhuyễn thành bột đem trộn với gạo. Cho một ít nước vào rồi nắm lại thành một nắm lớn bằng cái bát (chén), ủ cho đến khi lên mốc trắng là được. Khi đã lên men, trộn thêm trấu để sau này dùng cần hút dễ hơn. Tất cả cho vào ché đựng rượu theo nguyên tắc xếp lớp, cứ một lớp nguyên liệu lại một lớp trấu. Sau cùng người ta bịt miệng ché bằng lá chuối khô. Rượu ủ ba ngày là có thể dùng được, tuy nhiên ủ càng lâu rượu càng có độ nồng cao và càng thêm đậm đà. Việc trộn trấu đòi hỏi cũng cần có tay nghề vì trấu có tác dụng khi cắm cần vào ché rượu, cần rượu không bị tắc. Rượu ngon là loại rượu có màu vàng đục như mật, khi rót ra dòng chảy không bị đứt đoạn, sờ vào thấy hơi dính, có mùi thơm ngây ngất, cay nồng xen lẫn với vị ngọt rất đặc trưng.
Ở Tây Nguyên đi vào các buôn làng hầu như nhà nào cũng có vài ché rượu cần để đãi khách đến. Khi uống rượu, chủ nhà đem ché ra mở nắp bỏ lớp lá đậy trên miệng, đổ đầy nước, để chừng nữa giờ đồng hồ cho rượu ngấm. Sau đó chủ nhà nếm trước một ngụm nhỏ xem thử rượu đạt chất lượng chưa rồi nâng cần trao cho khách. Vì rượu cần uống không rót ra ly nên khi uống người Tây Nguyên cũng có cách để biết ai có uống rượu khi cầm cần hút bằng cách ai uống xong một hơi thì rót vào đó một ca nước, người tiếp theo uống mà rót vào ca nước như vậy bị dư ra nghĩa là người trước đó uống chưa đủ lượng rượu của mình.
Rượu cần hiện nay được xem là thức uống “đặc sản” của đồng bào Tây Nguyên. Trong bất cứ lễ, tết nào, đồng bào Tây Nguyên cũng đều có nghi thức uống rượu cần. Rượu cần là một thức uống không thể thiếu được trong các lễ hội cũng như dùng để tiếp đãi khách quý. Bởi theo quan niệm tâm linh cho rằng, rượu của họ là do Giàng (trời) bày cho cách làm, mỗi khi cúng Giàng hoặc tế lễ thần linh phải có rượu cần thì lời cầu nguyện mới linh nghiệm.
Ðể có được ché rượu cần thơm ngon phải thực hiện qua nhiều công đoạn như chuẩn bị men, vò sành, vật liệu làm rượu... Nhiều dân tộc Tây Nguyên làm rượu bằng cách dùng nếp cẩm hoặc nếp trắng nấu thành xôi, phơi bằng nong cho nguội rồi trộn men vào cho ủ kín. Men rượu làm bằng củ riềng, rễ cam thảo và củ cây chít, phơi khô – sau đó đem giã nhuyễn thành bột đem trộn với gạo. Cho một ít nước vào rồi nắm lại thành một nắm lớn bằng cái bát (chén), ủ cho đến khi lên mốc trắng là được. Khi đã lên men, trộn thêm trấu để sau này dùng cần hút dễ hơn. Tất cả cho vào ché đựng rượu theo nguyên tắc xếp lớp, cứ một lớp nguyên liệu lại một lớp trấu. Sau cùng người ta bịt miệng ché bằng lá chuối khô. Rượu ủ ba ngày là có thể dùng được, tuy nhiên ủ càng lâu rượu càng có độ nồng cao và càng thêm đậm đà. Việc trộn trấu đòi hỏi cũng cần có tay nghề vì trấu có tác dụng khi cắm cần vào ché rượu, cần rượu không bị tắc. Rượu ngon là loại rượu có màu vàng đục như mật, khi rót ra dòng chảy không bị đứt đoạn, sờ vào thấy hơi dính, có mùi thơm ngây ngất, cay nồng xen lẫn với vị ngọt rất đặc trưng.
Ở Tây Nguyên đi vào các buôn làng hầu như nhà nào cũng có vài ché rượu cần để đãi khách đến. Khi uống rượu, chủ nhà đem ché ra mở nắp bỏ lớp lá đậy trên miệng, đổ đầy nước, để chừng nữa giờ đồng hồ cho rượu ngấm. Sau đó chủ nhà nếm trước một ngụm nhỏ xem thử rượu đạt chất lượng chưa rồi nâng cần trao cho khách. Vì rượu cần uống không rót ra ly nên khi uống người Tây Nguyên cũng có cách để biết ai có uống rượu khi cầm cần hút bằng cách ai uống xong một hơi thì rót vào đó một ca nước, người tiếp theo uống mà rót vào ca nước như vậy bị dư ra nghĩa là người trước đó uống chưa đủ lượng rượu của mình.
Ngoài
ra để tính công bằng về lượng rượu cho mỗi người, còn có thể dùng một
cành cây gác ngang miệng ché, có nhánh cắm xuống mặt nước một đoạn chừng
một phân. Khi người uống hút rượu, mực nước thấp xuống, đến đoạn đầu
nhánh cây là đủ phần mình. Người Tây nguyên mời rượu tinh tế, dù cho bạn
có tửu lượng kém đến đâu cũng không thể từ chối uống một hơi, nhất là
khi gia chủ đã cầm sẵn ca nước trong tay, mắt nhìn khách chân thành và
tha thiết.
Rượu cần rất dễ uống, có vị ngọt ngọt
nhưng cái say của nó không giống cái say của bất cứ loại rượu bia nào.
Chất men thơm nồng làm cho người uống lâng lâng ngay ngất, và kỳ lạ là
dẫu say nhưng vẫn cứ uống được mãi đến vô tư. Uống rượu cần không chỉ là
thưởng thức rượu mà còn thể hiện văn hóa giao tiếp của mỗi người với
nhau khi ngồi xung quanh ché rượu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét