Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

Thắng cảnh du lịch Gia Lai - Tây Nguyên

Gia Lai là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Nguyên Việt Nam.Xuất phát từ điều kiện địa lý, là vùng núi cao có nhiều cảnh quan tự nhiên cũng như nhân tạo, Gia Lai có tiềm năng du lịch rất phong phú. Đó là những khu rừng nguyên sinh với hệ thống động thực vật phong phú, nhiều ghềnh thác, suối, hồ như Biển Hồ là một thắng cảnh nổi tiếng. Biển Hồ được xem như là một đôi mắt của thành phố núi Pleiku.

Nhiều núi đồi như Cổng Trời MangYang, đỉnh Hàm Rồng. Cảnh quang nhân tạo có các rừng cao su, đồi chè, cà phê bạt ngàn. Kết hợp vời các tuyến đường rừng, có cácc tuyến dã ngoại bằng thuyền trên sông, cưỡi voi xuyên rừng, trekking...

Bên cạnh sự hấp dẫn của thiên nhiên hùng vĩ, ở Gia Lai còn có nền văn hóa lâu đời đầm đà bản sắc núi rừng của đồng bào các dân tộc, chủ yếu là Jarai và banah thể hiện qua kiến trúc nhà Rông, nhà sàn, nhà mồ, qua lễ hội truyền thống, qua y phục và nhạc cụ...

Thêm vào đó, Gia Lai có bề dày lịch sử được thể hiện qua các di tích lịch sử văn hóa như khu Tây Sơn thượng đạo, di tích căn cứ địa của anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ; quê hương của anh hùng Núp; các địa danh Pleime, Che reo...

Những điểm du lich trong thành phố không nhiều, ngoài khu vui chơi giải trí là hồ Đức An, sân vận động và rạp chiếu phim, và rất nhiều quán cà phê. Có rất nhiều thác quanh thành phố như: thác Dakthoa, thác Phú Cường, thác Lồ Ô, thác Chín tầng, ...

1. Di tích lịch sử - văn hóa Tây Sơn Thượng đạo thuộc vùng rừng núi An Khê, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Quần thể Tây Sơn Thượng đạo gồm 6 di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa của người Anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ.



2. Hồ Ayun Hạ nằm trên địa bàn xã Chư A Thai, huyện Ayun Pa và xã H Bông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
Với bề mặt thoáng của hồ, rộng 37km², dung tích 253 triệu m³ nước (ứng với mực nước dâng bình thường), hồ Ayun Hạ còn là nơi cung cấp nguồn thuỷ sản lớn cho khu vực Ayun Hạ và TP Pleiku. Ngoài ra, mặt hồ còn là nơi tổ chức các hoạt động thể thao dưới nước, tổ chức các đội tàu, thuyền phục vụ khách du lịch tham quan, dã ngoại ngắm cảnh ven hồ.


3. Núi Chơ Hơ Rông nằm ở thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, cách Tp. Pleiku khoảng 10km về phía đông nam.
Đặc điểm: Ngọn núi khá cao, có thể tới 1.600m, và có nguồn gốc từ ngọn núi lửa đã tắt từ lâu. Do đó, núi tuy cao nhưng dáng mềm mại, thoai thoải vì thế có người đã ví trái núi như “Bộ ngực kiều diễm của một cô gái trẻ”.

4. Nhà tù Pleiku thuộc phường Diên Hồng, Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai., nằm cách Bưu điện Gia Lai khoảng 300m về phía nam, có thể đến di tích này bằng đường bộ.
Nhà tù Pleiku là nơi giam giữ tù chính trị dưới thời Pháp, Mỹ (trước 1975), nhiều hình thức tra tấn hiện đại và dã man được áp dụng tại Nhà lao này.

5. Làng kháng chiến Stơr cách thành phố Pleiku khoảng 70 km về hướng Đông, làng Stơr (thuộc xã Nam, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) là nơi anh hùng Núp được sinh ra và lớn lên, tại đây anh Núp đã phát động và lãnh đạo bà con dân làng đứng lên đánh Pháp, mô hình làng kháng chiến từ chiến trường Gia Lai ra đời. Làng Stơr và Anh hùng Núp đã thực sự trở thành biểu tượng của “Đất Nước Đứng Lên” mà tiếng vang còn vọng đến tận Tây bán cầu.

6. Thủy điện Yaly nằm trên sông Sê San, thuộc địa phận tỉnh Gia Lai. Đây là công trình trọng điểm quốc gia lớn thứ 2 sau thủy điện Hòa Bình.


7. Thác Xung Khoeng thuộc địa phận xã Ia Me, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. Nằm cách thị xã Pleiku 30 km về phía Tây Nam, từ xa đã nghe thấy tiếng ầm ì, nước đổ từ trên cao 40m xuống như một dải lụa trắng ngần
Đặc điểm: Thác Xung Khoeng là nơi nghỉ ngơi thú vị, ở đây du khách vừa được ngắm vẻ hùng tráng của thiên nhiên, vừa hít thở không khí trong lành khiến cho tâm hồn thư thái, tĩnh lặng.


8. Biển hồ Tơ Nưng nằm ở xã Biển Hồ, Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Biển hồ Tơ Nưng nguyên là một miệng núi lửa ngừng hoạt động đã hàng trăm triệu năm. Hồ có hình bầu dục, diện tích 230ha.


9. Làng voi Nhơn Hòa thuộc xã Nhơn Hòa, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku khoảng 65km về phía nam, trên quốc lộ 14, Pleiku - Buôn Ma Thuột.

Voi ở Nhơn Hòa không phải được săn bắt ở rừng về rồi thuần dưỡng như ở Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk mà voi được người dân nơi đây mua lại từ Buôn Đôn về sau khi chúng đã được thuần dưỡng để phục vụ sản xuất, kéo gỗ, chuyên chở hàng hóa...

10. Chùa Bửu Nghiêm tọa lạc tại số 200, đường Duy Tân, phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Chùa được xây dựng vào năm 1964, đến năm 1978 ngôi chánh điện chùa được trùng tu. Trong những năm gần đây, hòa thượng Thích Từ Hương, trụ trì chùa, đang tiếp tục công việc tu sửa, mở mang ngôi chùa cùng với các hoạt động văn hóa từ thiện tại địa phương.


11. Chùa Bửu Thăng toạ lạc tại số 1A đường Sư Vạn Hạnh, phường Hội Thương, thành phố Pleiku, chùa được xây dựng vào năm 1930, đây là ngôi chùa xưa nhất còn sót lại ở Pleiku trong thời kỳ trấn hưng Phật giáo


12. Thác Phú Cường nằm trong khu vực mỏ đá Phú Cường, thuộc địa phận xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai; cách thị trấn Chư Sê khoảng 3km và cách Tp. Pleiku khoảng 45km về phía đông nam.



Thác có độ cao khoảng 45m, dòng nước bắt nguồn từ trên núi rồi đổ xuống suối La Peet tung bọt trắng xóa và chảy ra sông Ayun - nơi có công trình thủy lợi Ayun Hạ với hồ chứa nước có diện tích rộng khoảng 3.700ha.

13. Suối Đôi địa danh du lịch đầy triển vọng của Gia Lai. Đặc biệt, có hai dòng suối chạy song song kéo dài hàng chục km rồi đổ ra sông Sê San. Suối Đôi có diện tích khá lớn, có thể trở thành khu du lịch sinh thái lý tưởng rộng từ 700 ha đến 1.000 ha.


14. Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh nằm trên vùng giáp ranh giữa Đông và Tây Trường Sơn, về phía Đông- Bắc tỉnh Gia Lai, trong phạm vi địa giới hành chính của các xã: Đak Roong, Kroong, Kon Pne (huyện Kbang), Hà Đông (huyện Đak Đoa) và Ayun (huyện Mang Yang).


Tổng diện tích 41.780ha, trong đó: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 23.064ha, phân khu phục hồi sinh thái: 19.646ha, phân khu dịch vụ hành chính: 70ha.


Vườn quốc gia Kon Ka Kinh có 652 loài thực vật có mạch, đặc biệt là pơmu, 42 loài thú, 160 loài chim, 51 loài bò sát, ếch nhái và 209 loài bướm. Có 110 loài thực vật có thể làm thuốc gia truyền.

15. Đồi thông Đăk Pơ thuộc địa phận huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai.Đây là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn với những rặng thông tự nhiên có tuổi thọ hơn 40 năm, với mật độ phân bổ khoảng từ 500 đến 600 cây/ha và nằm ở độ cao trung bình khoảng 1.150m so với mực nước biển.


16. Công viên Lý Tự Trọng được xem là công viên trung tâm, nằm giữa ngay trung tâm thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Với diện tích 6 hecta, được triển khai đầu tư xây dựng từ năm 1998


17. Cổng trời Mang Yang là một đèo nằm ở huyện Mang Yang tỉnh Gia Lai, trên quốc lộ 19, một tuyến quốc lộ nối Bình Định và Gia Lai.
 
 
Người dân Gia Lai vẫn quen với tên gọi khá huyền thoại “Đèo Mang Yang” là Cổng trời (“mang” tiếng Gia Rai có nghĩa là cổng, cửa; “yang” tức là trời). Quảng đường đèo không dài nhưng độ dốc đứng tạo cho ta có cảm giác như lên với trời xanh, có lẽ vì đặc điểm này mà nó rất thích hợp với tên gọi đó.

18. Làng Đê K'Tu thuộc xã Kong Dong, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai.Làng Đê K'Tu có chừng 100 hộ với gần 500 khẩu đồng bào dân tộc Ba Na, định canh định cư ở đây từ lâu.


Làng Đê K'Tu không những có màu xanh của ruộng lúa, nương ngô, đường làng sạch đẹp mà còn có những nét đẹp văn hóa truyền thống bản làng được gìn giữ và phát huy. Vào cổng làng, chúng ta gặp ngay nhà rông cao sừng sững, uy nghi, thể hiện ý chí, sức mạnh phi thường của cộng đồng văn hóa người Ba Na và được coi là đẹp nhất ở Gia Lai.
Làng còn lưu giữ được 2 bộ cồng chiêng, mỗi bộ có 18 chiếc, vang dền âm thanh núi rừng trong các ngày hội. Các loại đàn dân tộc như Tơ rưng, Goong... được cất giữ tại nhà rông để lưu truyền cho các thế hệ sau.
19. Công viên Đồng Xanh nằm trên Quốc lộ 19, thuộc xã An Phú, thành phố Pleiku, cách trung tâm thành phố Pleiku 10 km về phía Đông.


Công viên trải dài trên một cù lao xanh nơi cánh đồng lúa An Phú, rộng 14ha. Kiến trúc tại công viên mang bản sắc dân tộc Tây Nguyên : Nhà rông, nhà dài, nhà mồ, tượng mồ, đàn T'rưng nước...thể hiện qua các truyền thuyết, hoa văn, hoạ tiết được tổng hợp và cách điệu bằng biểu tượng đài cảnh Tây Nguyên, qua tiếng nhạc của buôn làng, cối giã gạo, cồng chiêng…

20. Bảo Tàng Hồ Chí Minh thuộc số 1 đường Phan Đình Phùng, phường Tây Sơn, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Đây là bảo tàng thuộc chi nhánh bảo tàng Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Nơi đây trưng bày các hiện vật quý về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt trong đó còn có các hiện vật của người dân Tây Nguyên dâng lên bày tỏ lòng tôn kính của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

>> Một số thắng cảnh tại Đắk Lắk - Tây Nguyên
>> Lên Tây Nguyên khám phá vùng đất của bao sử thi hào hùng



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét