Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

Những chuyến du lịch khám phá cà phê

Từ Ethiopia tới Cuba, từ Seattle tới Colombia, có rất nhiều địa điểm bạn có thể chọn lựa cho một chuyến đi vì đam mê với cà phê.

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

Cà phê cứt chồn - đắt tiền và hiếm nhất thế giới

Cà phê chồn hay còn gọi là Kopi Luwak là một loại cà phê rất đặc biệt, được xếp vào  hàng “cực phẩm” trong giới cà phê và cũng là loại đồ uống hiếm có và đắt đỏ nhất trên thế giới. Đây là một thứ cà phê mà chúng ta chỉ có nghe nói đến mà thôi, chớ ít có ai biết mùi vị thật sự của nó ra sao.

Nó có lịch sử lâu đời từ hàng trăm năm trước khi vào khoảng đầu thế kỉ 18, những người Hà Lan đã đem cây cà phê du nhập vào các nước thuộc địa của họ trong đó có đảo Java và Sumatra của Indonesia.

“Kopi” trong tiếng Indonesia có nghĩa là cà phê còn “Luwak” là tên một vùng thuộc hòn đảo Java của Indonesia đồng thời là tên một loài cầy cư trú tại đây. Kopi Luwak được dùng để chỉ một loại hạt do loài cầy này ăn quả cà phê rồi thải ra.



Loài cầy vòi đốm là loại động vật có vú nhỏ sống phân bố rải rác ở các nước vùng Đông Nam Á như Indonesia, Philippines, Việt Nam và miền nam Trung Quốc. Thức ăn ưa thích của chúng là quả cà phê nên về đêm, chúng thường đi tìm các trái cà phê thật chín cây để ăn. Chúng chỉ ăn lớp ngoài của trái cà phê và nuốt luôn tất cả hạt vào trong bụng. Trong đường tiêu hóa, hạt cà phê bị các enzymes làm cho lên men và tạo cho chúng một hương vị đặc biệt.

Nhưng dạ dày của chúng chỉ tiêu hóa được phần thịt bên ngoài của quả cà phê nên sau đó đã thải những hạt cà phê ra cùng với phân của chúng. Người dân nơi đây sẽ đi thu lượm phân có lẫn hạt cà phê của loài cầy này.
Zoom kĩ hình dạng của chúng này ...

Những người đã trải nghiệm loại cà phê này nhận xét cà phê chồn có vị thơm ngon đặc biệt và là sự hòa quyện của rất nhiều hương vị. Nó được miêu tả là có "mùi mốc" rất hấp dẫn, ngọt ngào như sirô, hương vị đậm đà và thoang thoảng vị caramel và sôcôla, đắng nhưng rất dễ chịu.


Hiện nay, trên thế giới Indonesia là quốc gia chuyên sản xuất cà phê cứt chồn Kopi Luwak (tiếng Indonesia, Kopi là cà phê, Luwak là chồn).

Sumatra, Java, Bali và Sulawesi là những vùng của Indonesia được nhắc nhở nhiều về cà phê cứt chồn. Tại những nơi nầy, các giống cà phê như Robusta và Arabica được trồng rất nhiều. Những cánh rừng hoang du sầm uất bao phủ các bán đảo Indonesia cũng là nơi sinh sống của một loại chồn mà có người còn gọi là cầy hương (palm civet, musang, toddy cat) và có tên khoa học là paradoxurus hermaphroditus.




Theo kỹ nghệ cà phê cho biết, thì cả thế giới mỗi năm chỉ có thể sản xuất được vào khoảng từ 200 đến 300kg cà phê cứt chồn thứ thiệt mà thôi.

Philippines cũng có sản xuất cà phê cứt chồn mà họ gọi là Kape Alamid…

Tại Việt Nam nghe nói cũng có cà phê cức chồn (weasel coffee), đặc biệt là ở vùng cao nguyên Ban Mê Thuột. Không biết có bạn nào có dịp thưởng thức chưa?

>> Trải nghiệm về cà phê tại núi rừng Tây Nguyên
>> Tìm hiểu về các loại cà phê

Tìm hiểu về các loại cà phê

Cà phê chè

Cà phê chè là tên gọi theo tiếng Việt của loài cà phê có (danh pháp khoa học là: Coffea arabica) do loài cà phê này có lá nhỏ, cây thường để thấp giống cây chè một loài cây công nghiệp phổ biến ở Việt Nam.

Cây cà phê chè ở Lâm Đồng
Đây là loài có giá trị kinh tế nhất trong số các loài cây cà phê. Cà phê chè chiếm 61% các sản phẩm cà phê toàn thế giới. Cà phê arabica còn được gọi là Brazilian Milds nếu nó đến từ Brasil, gọi là Colombian Milds nếu đến từ Colombia, và gọi là Other Milds nếu đến từ các nước khác. Qua đó có thể thấy Brasil và Colombia là hai nước xuất khẩu chính loại cà phê này, chất lượng cà phê của họ cũng được đánh giá cao nhất. Các nước xuất khẩu khác gồm có Ethiopia, Mexico, Guatemala, Honduras, Peru, Ấn Độ.

Hoa
Cây cà phê arabica ưa sống ở vùng núi cao. Người ta thường trồng nó ở độ cao từ 1000-1500 m. Cây có tán lớn, màu xanh đậm, lá hình oval. Cây cà phê trưởng thành có thể cao từ 4-6 m, nếu để mọc hoang dã có thể cao đến 15 m. Quả hình bầu dục, mỗi quả chứa hai hạt cà phê.

Cà phê chè sau khi trồng khoảng 3 đến 4 năm thì có thể bắt đầu cho thu hoạch. Thường thì cà phê 25 tuổi đã được coi là già, không thu hoạch được nữa. Thực tế nó vẫn có thể tiếp tục sống thêm khoảng 70 năm. Cây cà phê arabica ưa thích nhiệt độ từ 16-25°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm.

Trên thị trường cà phê chè được đánh giá cao hơn cà phê vối (coffea canephora hay coffea robusta) vì có hương vị thơm ngon và chứa ít hàm lượng caffein hơn. Một bao cà phê chè (60 kg) thường có giá cao gấp 2 lần một bao cà phê vối. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới nhưng chủ yếu là cà phê vối. Năm 2005 dự kiến diện tích trồng cà phê chè mới đạt khoảng 10% tổng diện tích trồng cà phê cả nước (khoảng 40.000 ha/410.000 ha).

Quả chưa rang
Lý do khó phát triển cà phê chè do độ cao ở Việt Nam không phù hợp, những vùng chuyên canh cà phê ở Việt Nam như Buôn Ma Thuột Đắk Lắk, Bảo Lộc Lâm Đồng... đều chỉ có độ cao từ 500-1000m so với mực nước biển, loài cây này lại nhiều sâu bệnh hại nên không kinh tế bằng trồng cà phê vối nếu trồng ở Việt Nam.
Cà phê Blue Mountain là một trong những loại hạt cà phê arabica có giá thành cao và được ưa chuộng nhất trên thế giới. Nó có nguồn gốc ở vùng núi Blue Mountains thuộc Jamaica. Người ta gọi loại hạt cà phê này là Jamaican Blue Mountain để phân biệt với những loại hạt cà phê khác.

Với độ cao trên 2000 m, vùng núi Blue Mountains là một trong những vùng trồng cà phê cao nhất trên thế giới. Khí hậu ở đây dễ chịu, lượng mưa lớn, đất rất giàu dinh dưỡng và thấm nước tốt. Sự kết hợp giữa đất đai và khí hậu tạo nên điều kiện lý tưởng cho cây cà phê. Tuy nhiên loại cà phê này không thích hợp với các điều kiện khí hậu khác. Sự thay đổi khí hậu sẽ dẫn tới sự thay đổi hương vị cà phê. Chính vì thế mà hiện nay nó mới chỉ được trồng ở Jamaica và Hawaii.

Theo những người sành cà phê thì loại cà phê này đượm mùi, ít chua, có chút xíu vị ngọt, đậm đà. Giá một kg cà phê loại này hiện nay khoảng 100 USD. Nhật Bản là nước nhập khẩu cà phê Blue Mountain nhiều nhất (90% tổng sản lượng).

Cà phê vối

Cà phê vối (danh pháp khoa học: Coffea canephora hoặc Coffea robusta) là cây quan trọng thứ hai trong các loài cà phê. Khoảng 39% các sản phẩm cà phê được sản xuất từ loại cà phê này. Nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới là Việt Nam. Các nước xuất khẩu quan trọng khác gồm Côte d'Ivoire, Uganda, Brasil, Ấn Độ.

Cà phê vối
Cây cà phê vối có dạng cây gỗ hoặc cây bụi, chiều cao của cây trưởng thành có thể lên tới 10 m. Quả cà phê có hình tròn, hạt nhỏ hơn hạt cà phê arabica. Hàm lượng caffein trong hạt cà phê robusta khoảng 2-4%, trong khi ở cà phê arabica chỉ khoảng 1-2%.

Giống như cà phê chè, cây cà phê vối 3-4 tuổi có thể bắt đầu thu hoạch. Cây cho hạt trong khoảng từ 20 đến 30 năm. Cà phê vối ưa sống ở vùng nhiệt đới, độ cao thích hợp để trồng cây là dưới 1000 m. Nhiệt độ ưa thích của cây khoảng 24-29°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm. Cây cà phê vối cần nhiều ánh sáng mặt trời hơn so với cây cà phê chè.

Cà phê vối chứa hàm lượng caffein cao hơn và có hương vị không tinh khiết bằng cà phê chè, do vậy mà được đánh giá thấp hơn. Giá một bao cà phê canephora thường chỉ bằng một nửa so với cà phê arabica. Năm 2004 Việt Nam xuất khẩu trên 14 triệu bao cà phê loại này, chiếm gần một nửa lượng cà phê vối xuất khẩu của toàn thế giới (trên 30 triệu bao). Hiện nay gần 90% diện tích cà phê ở Việt Nam được trồng cà phê vối, 10% trồng cà phê chè, khoảng 1% còn lại được trồng cà phê mít (coffea excelsa).

Cà phê mít

Cà phê mít hay cà phê Liberia (Danh pháp khoa học: Coffea liberica, đồng nghĩa Coffea excelsa thuộc họ Thiến thảo. Là một trong 3 loại chính của họ cà phê.


- Đặc điểm phân biệt

Cây cao 2m -5m. Thân, lá và quả đều to, khác biệt hẳn các loại cà phê khác là cà phê vối, cà phê mít. Do lá to, xanh đậm nhìn xa như cây mít nên gọi là cà phê mít là vì vậy. Cây chịu hạn tốt, ít cần nước tưới nên thường trồng quảng canh, tuy nhiên do năng suất kém, chất lượng không cao (Có vị chua) nên không được ưa chuộng và phát triển diện tích.

- Ở Việt Nam

Tại Việt Nam cây trồng chủ yếu ở các tỉnh như Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum là những tỉnh có điều kiện phù hợp cho phát triển cây công nghiệp nhưng không hoàn toàn thuận lợi cho cà phê phát triển. Đây cũng chính là lý do Đắk Lắk và nhất là Buôn Ma Thuột vốn được xem là thủ phủ cà phê nhưng lại có rất ít diện tích trồng loại cà phê này.

>> Tour du lich đến thăm làng Cà phê

Ở Tây nguyên, Cà phê mít thường nở hoa và thu hoạch muộn hơn các loài cà phê khác do đặc điểm là nở hoa nhờ nước mưa, quả thường thu hoạch vào tháng 12 âm lịch, sau khi các loài cà phê khác đã thu hoạch xong. Sản lượng của cà phê mít không lớn, hạt nhân to, thon dài trắng. Cây thường được trồng thuần loài hay làm đai rừng chắn gió cho các lô cà phê vối, thường trồng thành hàng với khoảng cách 5-7m một cây.

Do đặc tính chịu hạn và có sức chống chọi với sâu bệnh cao nên hiện cà phê mít được dùng làm gốc ghép cho các loại cà phê khác rất được các nhà vườn ưa chuộng.

Hạt cà phê mít thường được trộn vào với cà vối, cà chè khi rang xay để tạo hương vị.

Thông tin chưa được kiểm chứng: Cà phê mít thường hợp với gu của người châu Âu, các loại cà phê hòa tan theo gu châu Âu thường có tỉ lệ cà phê mít nhiều nên thường có vị chua đặc trưng.

ST

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

Cà phê - cách pha như thế nào?

Uống cà phê là một trong những thú vui thi vị. Thỉnh thoảng, khi có thời gian, bạn hãy tự tạo sự thú vị này bằng cách tự pha chế một ly cà phê nguyên chất cho mình và bạn bè.

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011

Lợi ích của cà phê đối với sức khỏe (tt)

 >> Lợi ích của cà phê đối với sức khỏe

Ngoài tác dụng thần kỳ là làm tinh thần sảng khoái, cà phê hiện đã được các nhà khoa học chứng minh là tốt cho sức khỏe – điều mà nhiều người trong số chúng ta vẫn bán tín bán nghi từ trước đến nay do những “lời đàm tiếu” xung quanh loại thức uống phổ biến nhất thế giới này.


Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

Trải nghiệm về cà phê tại núi rừng Tây Nguyên

Bạn thích uống cà phê, nhưng bạn chưa biết cà phê từ đâu đến, quy trình ủ, ươm giống, trồng, ghép, thu hoạch và chế biến cà phê như thế nào?. Bạn muốn có khoảnh khắc trải nghiệm riêng biệt về cà phê, du lịch đến những không gian cà phê mang đậm chất Tây Nguyên, khám phá văn hóa, ẩm thực địa phương, tận hưởng thiên nhiên cao nguyên trong lành với hương rừng gió núi cùng những ngọn thác quanh năm căng tràn sức sống, các thảo nguyên bạt ngàn xanh ngát?. Hãy tham gia tour học hỏi, khám phá và trải nghiệm về cà phê mang tên COFFEE TOUR do CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ DU LỊCH ĐẶNG LÊ tổ chức!.

COFFEE TOUR

Đi cùng COFFEE TOUR, bạn sẽ đặt chân lên một trong những vùng đất có dòng sông chảy ngược về hướng Tây độc đáo trên thế giới, ngắm Draynur, Draysap – những ngọn thác hùng vĩ nhất Tây Nguyên. Trước thiên nhiên hoang sơ gần như tuyệt đối, bạn có thể hòa quyện mình vào với phong cảnh nên thơ nơi đây, ngắm dòng nước trắng xóa ào ạt tuôn trào từ độ cao mấy mươi mét, len lỏi qua khe đá đi sâu vào hang động độc đáo rộng hơn 3.000 m2 bên trong lòng thác, nghe hơi nước mát lạnh phả vào người hay nghỉ lại Draynur, tĩnh tâm đón ánh bình minh trong sương mù huyền ảo của buổi sáng miền sơn cước…

COFFEE TOUR


COFFEE TOUR

Không chỉ khám phá thiên nhiên Tây Nguyên hoang sơ, hùng vĩ, bạn còn có dịp ghé thăm Buôn Kotam, Buôn Đôn, Ako Dhong… để gặp gỡ, hiểu thêm về phong tục tập quán, đời sống văn hóa, cảm nhận mạch nước nguồn tinh khiết chảy ra từ vách núi, hiểu tại sao bến nước lại gắn liền với đời sống văn hóa, tâm linh của đồng bào nơi đây.

COFFEE TOUR

Đặc biệt, nếu bạn yêu cà phê thì đây là cơ hội không thể bỏ qua để đến với “thủ phủ cà phê” Việt Nam, “thủ phủ cà phê” Robusta thế giới, trở thành những du khách “sành điệu” về cà phê khi cùng các kỹ sư của Viện nghiên cứu cà phê Eakmat khám phá quy trình ủ, ươm, trồng, ghép, chăm sóc, thu hoạch đến chế biến cà phê nhân theo phương pháp ướt - khô… đồng thời được tận tay chạm vào những mầm cà phê đang nhú ra khỏi mặt đất, những hoa cà phê trắng muốt hương thơm nồng nàn đang e ấp trong chồi nách lá hay chọn lọc những hạt cà phê nhân chuẩn bị mang đi rang xay…

COFFEE TOUR


COFFEE TOUR


COFFEE TOUR

Hướng dẫn viên COFFEE TOUR sẽ đưa bạn ghé thăm những vườn cà phê bạt ngàn, xanh mướt được trồng theo tiêu chuẩn quốc tế UTZ nằm trong dự án “vùng nguyên liệu bền vững”, nơi không những tạo ra những hạt cà phê chất lượng hàng đầu mà còn là nơi bà con đồng bào có thể an tâm về đầu ra cho sản phẩm cà phê của mình.

COFFEE TOUR

COFFEE TOUR tiếp tục dẫn bạn đến một thế giới cà phê thu nhỏ với những nét đặc trưng độc đáo và riêng biệt của vùng đất đại ngàn, từ văn hóa đến vẻ đẹp của tự nhiên được thổi vào phong cách thiết kế, chất liệu, bày trí, kiến trúc đặc sắc mang đậm bản sắc Tây Nguyên: Làng cà phê Trung Nguyên!. Đây là nơi bạn thưởng thức những ly cà phê thơm ngon, đặc biệt nhất đến từ Việt Nam được thế giới ưa chuộng, nơi bạn có thể khám phá những không gian khác nhau của sự hoài cổ, của sự hùng vĩ, của sự bình yên…

COFFEE TOUR


COFFEE TOUR

Cuối không gian Làng cà phê, nơi bước chân bạn được dẫn dắt bởi hàng đá xếp trên mặt nước và những cây cầu nhỏ là không gian nhà dài, nơi trưng bày những hiện vật cổ có giá trị lớn nhất, lâu đời nhất của văn hóa Tây Nguyên… Không gian này cũng là nơi để du khách khám phá về hành trình của cà phê thông qua bộ sưu tầm hàng đầu thế giới về cà phê: Bảo tàng cà phê với hàng ngàn hiện vật, những người yêu cà phê có thể khám phá các văn hóa cà phê từ nhiều nơi trên thế giới thông qua bảo tàng này.

COFFEE TOUR

Hiện Coffee Tour đang có chương trình ưu đãi giàm tới 46%. Để biết thêm chi tiết xem thêm tại http://www.coffeetour.com.vn

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

Lợi ích của cà phê đối với sức khỏe

Đối với rất nhiều người Việt Nam, ly cà phê buổi sáng là một thói quen hàng ngày, mà nếu không có, sẽ khiến ta cảm thấy bồn chồn, thiếu thốn. Tại Hoa kỳ, hơn 100 triệu người Mỹ cũng có thói quen dùng cà phê mỗi ngày, nhưng cà phê có công dụng gì, tốt hay xấu cho sức khỏe?

 
>> Các loại cà phê ở Việt Nam

Một nghiên cứu mới đây tại Italia cho thấy uống cà phê sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan hay gọi tắt là ung thư gan, uống cà phê có thể giúp chữa bệnh co thắt mí mắt, giảm nguy cơ ung thư ruột 25%, ung thư mật 45%, sơ phổi 80% và bệnh Darkison 50-80%.


Một lượng cà phê tương đối có thể ngăn ngừa hữu hiệu chứng tiểu đường. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường uống 4-6 tách cà phê mỗi ngày có thể giảm tới 28% nguy cơ nhiễm bệnh so với những người chỉ uống khoảng 2 tách hoặc ít hơn.

Những người uống trên 6 tách cà phê mỗi ngày giảm tới 35% nguy cơ nhiễm bệnh. Các nhà nghiên cứu của Na Uy cũng đã chỉ ra mối tương quan nghịch giữa thói quen uống cà phê với tỉ lệ các bệnh về tim mạch. Dựa vào dữ liệu tập hợp được từ 27.000 phụ nữ trong độ tuổi từ 55 đến 69 trong vòng 15 năm, người ta thấy rằng những phụ nữ thường uống từ 1-3 tách cà phê mỗi ngày giảm tới 24% nguy cơ về các bệnh tim mạch so với những người không hề uống tách cà phê nào.

Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều (trên 6 tách cà phê mỗi ngày) thì những tác dụng của cà phê sẽ giảm đáng kể. Sau khi loại bỏ những vấn đề về rượu, tuổi tác và thuốc lá, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những phụ nữ uống từ 1-5 tách cà phê mỗi ngày chỉ giảm được 15-19% nguy cơ tử vong so với những người không hề uống cà phê.

Hàm lượng các chất chống ôxi hóa trong cà phê cũng cao hơn trong nước nho, việt quất, quả mâm xôi và cam. Những hợp chất này có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nguy cơ gây viêm nhiễm tế bào. Điều này giải thích cho khả năng giảm nguy cơ viêm gan và ung thư gan do các nguyên nhân liên quan đến rượu. Hiện tượng này đã được nghiên cứu từ năm 1992 và mới được công bố vào tháng 6 trên tạp chí The Archives of Internal Medicine của Mỹ.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng đối với những người đã có tiền sử về tim mạch thì việc uống cà phê thật sự không phải là một điều tốt cho sức khỏe của họ, bởi caffein trong cà phê có thể gây tăng huyết áp và tăng nồng độ amino axit trong máu. Một số nhà nghiên cứu còn cho rằng hàm lượng caffein có trong 2 tách cà phê có thể làm giảm đáng kể lượng máu lưu thông vào tim, đặc biệt đối với những người làm việc trên cao.

Tour cà phê - Mùa hoa cà phê

Bạn là người thích đi du lịch đây đó, hay là người cực kỳ ghiền cà phê, luôn thích đi du lịch thắp nơi để thưởng thức hương vị đậm đà của từng giọt cà phê. Vậy bạn đã từng đặt chân đến vùng đất Tây Nguyên chưa? Hãy cùng COFFEETOUR đến với Tây Nguyên xứ sở của cây cà phê nhé!

Xã hội cà phê tại đất nước Mặt Trời Mọc

Ngoài trà đạo, Nhật được biết đến như một "xã hội cà phê" với café truyện tranh, café âm nhạc cổ điển và nhiều hình thức café tổng hợp khác.

Lịch sử ghi nhận, lần đầu tiên đất nước Mặt trời mọc biết đến cà phê vào năm 1877. Năm 1888, cửa hàng cà phê đầu tiên của Nhật được khai trương ở quận Ueno, Tokyo. Sau đó, các cửa hàng cà phê bắt đầu mọc lên khắp nơi trên đất Nhật. Hiện nay trung bình mỗi năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng 380.000 tấn cà phê từ hơn 40 quốc gia, trở thành nước nhập khẩu cà phê đứng hàng thứ ba trên thế giới...