Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Du lịch Tây Nguyên đến với Kon Tum

Mấy bài trước mình đã đề cập đến 1 số thắng cảnh tại Đắk Lằk, Gia Lai. Hôm nay mình cùng các bạn tìm hiểu 1 số thắng cảnh tại Kon Tum


Kon Tum nằm ở phía bắc vùng Tây Nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía nam giáp tỉnh Gia Lai, phía đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía tây có biên giới dài 150 km giáp Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và 127 km với Vương quốc Campuchia. Kon Tum có một số thắng cảnh mà bất kỳ du khách nào khi đến cũng không thể không ghé thăm

1. Di tích lịch sử cách mạng điểm Cao 601 cách TP.  Kon Tum 17 km về phía Bắc theo Quốc lộ 14, có một địa danh mà trong chúng ta hẳn nhiều người biết đến, đó là Dốc Đầu Lâu. Dốc Đầu Lâu là tên gọi dân gian mới có từ sau ngày xảy ra chiến sự tháng 4 năm 1972 giữa quân cách mạng và quân địch. Người Bah Nar Ở vùng này gọi địa danh đó là Kon Loong Phă, có nghĩa là dốc có nhiều cây Trắc và Điểm cao 601 là thuật ngữ quân sự gọi cứ điểm quân sự của địch trên đồi K’Rang Loong Phă.

2. Nhà thờ gỗ Kontum
Nằm ở nội vi thị xã, nhà thờ gỗ Kontum xây dựng năm 1913, do một linh mục người Pháp tổ chức thi công, nay đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn cho nhiều du khách đến vùng đất Kontum.

Đến đây, du khách sẽ ngạc nhiên bởi công trình lớn, đep, điệu nghệ như vậy mà được xây dựng hoàn toàn bằng phương pháp thủ công dưới những bàn tay tài hoa của người thợ. Nhà thờ còn đẹp hơn bởi khu hoa viên có nhà rông cao vút, các bức tượng được tạo nên bằng rễ cây, mang bản sắc văn hóa riêng của đồng bào các dân tộc. Du khách có thể tham quan trong khuôn viên nhà thờ, cơ sở dệt thổ cẩm chính người dân tộc bản địa và uống rượu dâu, rượu nho do các nữ tu sỹ chế biến.

3. Vườn quốc gia Chư Mom Ray
Vườn quốc gia Chư Mom Ray có diện tích 56.621ha, thuộc huyện Sa Thầy và huyện Ngọc Hồi, nằm về phía Tây tỉnh Kontum. Đây là khu vườn quốc gia nằm ở vị trí ngã ba Đông Dương, tiếp giáp với hai khu bảo tồn thiên nhiên của Lào và Campuchia, Chư Mom Ray có triển vọng trở thành khu bảo tồn thiên nhiên liên quốc gia của Đông Nam Á, để bảo vệ tính đa dạng về sinh thái cũng như khu hệ động vật giàu có ở vùng này. Đặc biệt là bảo vệ các loài thú lớn đang có nguy cơ bị diệt vong như bò xám, hổ, voi…

Thực vật, khu vườn quốc gia Chư Mom Ray rất nhiều loại gỗ: ngành ngạch, lim xẹt, xoan nhũ, săng lẻ, các loại cây họ gạo, gõ, tháu táu cây bụi. Theo điều tra, bước đầu có 508 loài cây, thuộc 324 chi, 115 họ, là một trong những nơi có hệ thực vật cổ nhất nước ta. Về động vật, có nhiều loại thú móng vuốt như voi, bò tót và nhiều loại chim muông, gồm 352 loài động vật có xương sống, ở cạn.

4. Di chỉ khảo cổ học Lung Leng
Di chỉ khảo cổ học Lung Leng (DCKCH Lung Leng) nằm ở thôn Lung Leng, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, Lung Leng đã cung cấp một hệ thống di tích và hiện vật vô cùng phong phú. Bước đầu, một xã hội Tây Nguyên thời tiền sử đã tái hiện.

Di chỉ khảo cổ hạc Lung Leng là một trong những di sản văn hóa lớn của cả nước. Qua di chỉ văn hóa này, chứng tỏ người tiền sử đã có mặt, sinh sống ở đây từ trước một vạn năm.

5. Ngục Kon Tum
Ngục Kon Tum nằm trong hệ thống nhà ngục của Thực dân Pháp. Nhà ngục được xây dựng khoảng cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ XX. Ban đầu đây là nơi bọn thực dân cai trị giam giữ những tù thường phạm. Nhưng về sau, khi tù chính trị cộng sản bị đày lên giam cầm tại đây, tính chất nhà ngục đã thay đổi, trở thành nơi giam giữ, đày ải tù chính trị với những âm mưu và hành động thâm độc, tàn ác của chính quyền cai trị thực dân Pháp.

Ngục Kon Tum, nơi địch đày ải giam cầm hàng trăm chiến sĩ cộng sản trung kiên, trong đó có nhiều đồng chí là lãnh đạo cao cấp của Đảng, những đảng viên cốt cán của phong trào cách mạng lúc bấy giờ như các đồng chí: Lê Văn Hiến, Hồ Tùng Mậu, Bùi San, Trương Quang Trọng, Đặng Thái Thuyến, Nguyễn Huy Lung, Lê Viết Lượng... Những tấm gương kiên cường chiến đấu dũng cảm hy sinh của cách mạng đã có tác động rất to lớn đối với phong trào cách mạng ở Kon Tum những năm 1930-1934 và cả sau này.


6. Khu vực lòng hồ Ya Ly
Ya Ly đã thực sự là một cái tên rất quen thuộc đối với du khách trên mọi miền đất nước, khi nói đến Ya Ly người ta thường nghĩ đến cảnh đẹp, núi non hùng vĩ và là nơi tiềm ẩn những huyền thoại.Thuỷ điện Ya Ly đã hình thành một khu vực lòng hồ rộng lớn. Du khách có thể xuất phát từ làng du lịch ĐăkBlà ( thị xã Kon Tum) xuôi về làng văn hoá dân tộc Jarai ( phía trên đập thuỷ điện) nơi đây còn nguyên nét văn hoá sơ khai của dân tộc Tây Nguyên. Với cảnh quan thiên nhiên, con ngườia, khu vực lòng hồ Ya Ly thực sự là nơi thăm quan, du lịch lý tưởng với những người yêu thích thiên nhiên, tìm về cuội nguồn.

7. Khu du lịch bãi đã thiên nhiên Km 33 ( huyện Kon Rẫy)
Nằm trên quốc lộ 24, thuộc huyện Kon Rẫy, cách thị xã Kon Tum 23 km về phía Đông, khu vực được tạo nên bởi những bãi đá nối liền nhau, là nơi có phong cảnh trữ tình, êm ả đặc biệt vào mùa hè, khoảng trời mênh mông, ánh năng vàng vừa phải tạo cho du khách những cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Hiện nay tuy chưa được đầu tư thoả đáng nhưng khu vực này là điểm hẹ của các cuộc gặp gỡ bạn bè và du khách đến Kon Tum.

8. Rừng thông Măng Đen (kon Plong)


Từ Kon Tum theo quốc lộ 24 về hướng Đông khoảng 55km, cách huyện lỵ Kon Plong chừng 10 km du khách đến một rừng thông bạt ngàn mênh mông trên một bình nguyên bao la ở độ cao 1.100 m so với mặt nước biển, có những cây thông đã được trồng từ lâu, sừng sững và cao vút. Rừng thông Măng Đen đang là điểm du lịch và nghỉ ngơi của nhân dân địa phương và du khách.

9. Suối nóng Đăk Tô - Thác Đăk Lung
Từ trung tâm huyện lỵ Đăk Tô, theo tỉnh lộ 672 đi về hướng Bắc 8 km tới địa phận xã Kon Đào, du khách đã tới suối nước nóng Đăk Tô, nước từ suối liên tục phun lên từ lòng đất được khoanh lại trong một lòng hồ nhỏ. Nước nóng đến 500c - 600c, rất giàu chất Ca, Mg, Na, Si và nhiều thành phần chất khoáng khác.Cách suối nước nóng khoảng 3 km về phía Đông là thác Đăk Lung, Thác thông lớn, nhưng khung cảnh thiên nhiên hài hoà, không gian tĩnh lặng, cảnh vật hoang sơ, nơi đây rất thích hợp cho những cuộc vui chơi dã ngoại.
Với di tích lịch sử chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh, khu nghỉ mát Suối nước nóng Đăk Tô và thác Đăk Lung, hứa hện sẽ thu hut một lượng khách khá lớn từ các nơi đổ về nghiên cứu, tìm hiểu, thăm quan và nghỉ ngơi tại đây. Hiện nay tuy chưa được đầu tư thoả đáng đẻ trở thành khu, điểm du lịch những di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh này đang thu hút nhân dân sinh sống trên địa bàn tỉnh đến thăm quan, nghỉ ngơi.

10. Rừng đặc dụng Đăk Uy
Rừng đặc dụng Đăk Uy cách thị xã Kon Tum 25 km về phía Bắc, theo quốc lộ 14 thuộc thị xã Đăk Mar, Hà Mòn - huyện Đăk Hà.

Rừng đặc dụng Đăk Uy có diện tích 690 ha, nằm ở một địa hình khá bằng phẳng, thuận lợi về mặt giao thông và các thuận lợi khác.

Rừng đặc dụng Đăk Uy có nhiều laọi gỗ quí sống hỗn giao, như Cẩm lai, giáng hương, gỗ trắc,... ở đây các cây dược liệu, các loại hoa cũng rất phong phú và đa dạng như Sa nhân, Sâm Nam,..., tại khu vực này có nhiều động vật quí hiếm sống như: Gấu chó, beo, nai, mang, lợn rừng, tê tê, chăn, rắn,... Rừng có nhiều loài chim như: Cò trắng, vạc, nhồng, sáo đen, gà rừng...tạo ra nét phong phú, sinh động cho một khu du lịch sinh thái.

Với những thuận lợi về phát triển du lịch, rừng đặc dụng Đăk Uy hiện nay là nơi thu hút đông đảo du khách đến thăm quan, tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ và đặc biệt các trường học trên địa bàn tỉnh thường xuyên tổ chức cho các em học sinh đến đây để thăm quan, tìm hiểu về các laọi gỗ quí, các loại động vật thực vật nhằm nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái của học sinh.

11. Di tích lịch sử ngục Đăk Glei
Ngục Đăk Glei nằm ở phía Bắc thị trấn Đăk Glei, đi theo quốc lộ 14. ngục được xây dựng năm 1932 là nơi thực dân pháp đã giam giữ các chiến sỹ cách mạng Việt Nam trong những năm 1932 - 1954. Di tích ngục Đăk Glei đã được xếp hạng là di tích lịch sử Quốc gia, nơi đây hàng năm vẫn là điểm hẹn của các cán bộ lão thành ôn lại nhưng kỷ niêm của thời đã qua. Du khách thăm quan khu du lịch này như thấy lại được tinh thần và ý chí cách mạng quật cường của những chiến sỹ cộng sản bị giam giữ, tù đày tại các nhà lao, nhà ngục của bon thực dân đế quốc.

12. Di tích lịch sử chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh
Di tích lịch sử chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh nằm trên một quả đồi có độ cao 600 m, cách thị trấn Đăk Tô 1 km về hướng Tây Nam. Di tích nằm trên quốc lộ 14 đoạn từ Đăk Tô đi Ngọc Hồi. Đây là chiến trường ác liệt nhất của khu vực Tây Nguyên, là căn cứ mạnh nhất của Mỹ và quân nguỵ Sài Gòn ở Bắc Tây Nguyên.

Hiện nay di tích lịch sử chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh đã được xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia, du khách đến thăm quan sẽ thấy sừng sững giữa trung tâm thị trấn Đăk Tô đài tưởng niệm chiến thắng thể hiện sự đoàn kết, chung sức chung lòng của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên với đảng, là nơi tưởng niệm các chiến sỹ cách mạng đã hy sinh tại nơi này, từ trung tâm thị trấn du khách sẽ nhìn thấy tấm bia lớn ghi lại chiến tích lẫy lừng của chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh, sân bay Phượng Hoàng được Mỹ xây dựng trải dài trên 2 km theo đường đi huyện Ngọc Hồi, một số chiến sa của giặc vẫn được bảo quản, lưu giữ.

Với các giữ liệu lịch sử sinh động, hấp dẫn hiện đang được huyện Đăk Tô tôn tạo, bảo quản sẽ giúp rất nhiều cho các du khách muốn tìm hiểu về chiến trường Tây Nguyên, về truyền thống đấu tranh, truyền thống văn hoá của nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum và đặc biệt du khách đến thăm quan, nghiên cứu, tìm hiểu còn được thăm quan nét đặc trưng văn hoá cua dân tộc Tây Nuyên (nhà Rông văn hoá, các lễ hội, văn hoá, văn nghệ...) và nghỉ ngơi, thư giãn tại suối nước nóng Đăk Tô, Thác Đăk Lung thuộc địa phận xã Kon Đào.

13. Làng Konktu
Hằng ngày làng thường xuyên đón khách du lịch trong nước và quốc tế khi đến thăm tỉnh cực Bắc Tây Nguyên. Đến đây, du khách được chiêm ngưỡng những nét văn hóa đặc sắc còn nguyên sơ, với mái nhà rông truyền thống của người Bana cao vút, những nếp nhà sàn cổ kính. Đêm đến giữa sân nhà Rông của làng, củi được chất thành một đống to và được đốt lên, cái giá lạnh của cao nguyên sẽ bị xua tan hết, hơi ấm của sự mộc mạc, chân tình, gần gũi, thân thiện như hòa quyện nồng ấm giữa chủ và khách.

Nhà rông của làng Konktu (tìm hiểu về NHÀ RÔNG)
Du khách được xem chương trình biểu diễn cồng chiêng, với điệu múa xoang của các cô sơn nữ làng Konktu, cùng với rượu ghè thơm lừng ngây ngất hòa vào tiếng cồng chiêng bay bổng đến nức lòng. Đến đây khách có thể ngủ qua đêm tại nhà Rông của làng, cả con trai và con gái - đây là điều khác biệt của người Bana ở làng Kon Ktu so với rất nhiều dân tộc khác sinh sống trên vùng đất Tây Nguyên.

Đến Konktu, khách còn có thể đi thăm thác H'Lay và thác Mốp cách làng chừng 2000m, dòng thác tuôn trào trắng xóa đẹp như cô sơn nữ đang vươn mình chải tóc. Nếu thích, du khách sẽ được những người đàn ông Bana chèo thuyền độc mộc chở đi xuôi theo dòng Đắk Bla, dọc triền sông bạn có thể tha hồ ngắm cảnh sơn thủy hữu tình, những cánh rừng nguyên sinh rủ bóng xuống lòng sông.

14. Hoàng hôn trên cầu Kon Tum
Đến Kontu, đi dọc làng du khách còn được tận mắt chiêm ngưỡng nhiều sơn nữ Bana xinh đẹp đang miệt mài ngồi dệt thổ cẩm, những chàng trai của làng thì đang đan gùi chuẩn bị cho việc nương rẫy vào năm sau.
Đến với Kontum, bạn sẽ được thỏa mãn đi thăm thú khắp nơi. Vùng đất Tây Nguyên luôn cuốn hút bởi những nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc, với phong cảnh hữu tình sẽ mang lại cho bạn những phút giây đáng nhớ.

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

Uống cà phê phòng chống bệnh

Nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh: Uống cà phê với liều lượng vừa phải sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và tiểu đường típ 2.

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

Thắng cảnh du lịch Gia Lai - Tây Nguyên

Gia Lai là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Nguyên Việt Nam.Xuất phát từ điều kiện địa lý, là vùng núi cao có nhiều cảnh quan tự nhiên cũng như nhân tạo, Gia Lai có tiềm năng du lịch rất phong phú. Đó là những khu rừng nguyên sinh với hệ thống động thực vật phong phú, nhiều ghềnh thác, suối, hồ như Biển Hồ là một thắng cảnh nổi tiếng. Biển Hồ được xem như là một đôi mắt của thành phố núi Pleiku.

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

Cà phê mocha sự hoà quyện giữa cà phê và chocolate

Cà phê mocha là một loại đồ uống nóng khá ưa chuộng. Thành phần là hỗn hợp giữa cà phê espresso được pha bằng hơi nước và chocolate nóng, có thể pha thêm nhiều sữa là mochacino latte hoặc thêm các loại syrup tạo hương đặc trưng.


Không như cà phê Cappucino chỉ với một lớp bọt sữa trên bề mặt, cà phê Mocha còn hòa quyện cả vị thơm béo của kem tươi và chocolate sauce.

Với mùi hương nhẹ của cà phê, vị ngọt dịu của sữa tươi và chocolate, cà phê Mocha rất thích hợp là một món giải khát trong những ngày trời nóng bức. Hương vị đậm đà của nó làm cho tinh thần sảng khoái và đặc biệt thích hợp cả với những người không quen uống cà phê.

Cà phê được dùng trong món cà phê Mocha là cà phê hột được rang lên và pha bằng hơi nước nóng. Với cách pha này, cà phê càng dậy hương thơm nhưng vị không quá đậm.

Ly cà phê Mocha trông thật hấp dẫn với màu cà phê đặc sánh bên cạnh màu trắng của lớp kem tươi, cùng màu nâu óng của dòng chocolate sauce trên mặt. Đặc biệt hơn nữa, với đá được xay nhuyễn, hòa chung cùng cà phê, bạn sẽ cảm nhận được ngay vị mát dịu, thơm ngọt tự nhiên khi những giọt cà phê Mocha đầu tiên chạm vào đầu lưỡi. Với cà phê Mocha, bạn có thể thoải mái thưởng thức mà không phải lo lắng bị nóng hay mất ngủ.


How To Make A Cafe Mocha


Top UK barista Robert Henry shows you how to make the perfect caffé mocha using a domestic machine. Enjoy your new Caffé Mocha taste with videoJug's help.

Step 1: You will need

    * An espresso maker
    * A coffee cup
    * A wide bottomed jug
    * Water
    * Fresh, cold milk
    * Drinking chocolate
    * Freshly ground coffee

Step 2: Heat the water

      Different models may vary, but make sure you pour enough water into the tank of the machine so that the pump pipes are fully submerged. Turn on the power and the pump to pump water into the boiler. Turn on the boiler to heat the water. The handle that holds the coffee is called the group handle and this should be locked into the machine. The light on the machine will go out when the water is at the correct temperature. Turn off the boiler and press the dosage button to let water flow through the handle for about 10 seconds. This will clean it through and heat it to the same temperature as the water.

Step 3: Add the chocolate
      Put a teaspoon of chocolate powder in the bottom of a coffee cup.

Step 4: Add the coffee
      Your machine should come with a dosing spoon to measure out the coffee. For a single shot of espresso you will need one spoonful of coffee (7 grams), and for a double shot you will need 2 spoonfuls (14 grams). Put the correct amount in the filter basket and tap it to create a level surface. Use the tamper provided to compact the coffee. This will ensure the water doesn't flow through it too fast.

Step 5: Filter

      Lock the group handle into the machine and put the coffee cup underneath. Turn on the dosage button. The coffee should take 14-18 seconds to filter through for a single espresso and 20-25 seconds for a double, after which you should turn off the dosage button. If it is filtering through too fast, add a bit more coffee and compact it more firmly. If you are grinding your own coffee beans, grind them more finely.

Step 6: Steam the milk


      Milk can be steamed using the steam arm on your coffee machine. Turn the arm on full for 5 seconds before inserting it into the milk, as this will clean it through. If you want a frothy, cappuccino-style topping, insert the arm into the jug of milk so that the tip is just below the surface. If you want a smoother, café latte-style topping, position the arm so it goes down the side and to the bottom of the jug. Turn it back on full and wait a few moments until the sides of the jug are hot enough to be uncomfortable to the touch.
      Turn off and take the jug away. Wipe the steam arm and turn it on to clean it through once more.

Step 7: Add the milk

      Tap the jug on a work surface and swirl the milk around to create a shiny surface with the consistency of thick custard. Carefully pour the milk on top of the chocolate espresso mixture and serve.

      Done


Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Trị quầng thâm đen bằng cà phê

Cà phê là thức uống khoái khẩu của một số người, nhưng ít ai ngờ cà phê cũng là 1 trong những nguyên liệu giúp trị mắt thâm quầng, phục hồi lại vẻ đẹp cho đôi mắt của bạn...

Trị mắt thâm quầng và sưng phồng


Làm việc lâu bên máy tính, thức khuya chính là nguyên nhân khiến mắt xuất hiện những quầng thâm đen hay sưng mọng. Với đôi mắt như vậy chắc hẳn sẽ khiến bạn mất tự tin khi xuất hiện trước đám đông, hoặc cản trở bạn trong quá trình trang điểm. Muốn tìm lại vẻ đẹp cho “cửa sổ tâm hồn" hãy dùng bông gòn thấm nước cà phê đen lên mắt, nằm thư giãn khoảng 10 phút. Lưu ý không rắc bột cà phê lên mắt vì điều này sẽ rất nguy hiểm.
Bí mật của mái tóc dài và đen bóng

Cách làm thật đơn giản, chỉ cần pha cà phê với nước nóng, để nguội đến độ vừa ấm, không nên để nguội quá, sau đó làm ướt tóc bằng cà phê, ủ tóc 20 phút rồi gội sạch. Chẳng lâu sau mái tóc của bạn sẽ có thể đen bóng như ý muốn.
2066654452_1305423186_ca_phe_lam_dep_eva1
Tẩy da chết

Tẩy da chết là cách đơn giản và hữu hiệu nhất giúp mang đi tế bào da chết và tái tạo tế bào da mới, giúp làn da trở nên tươi sáng và mịn màng. Bạn chỉ cần dùng bã cà phê thoa lên da, sau đó để khô khoảng 30 phút, tắm sạch lại bạn sẽ cảm nhận được độ mịn màng của làn da.

Bên cạnh đó, bạn có thể thêm một vài giọt dầu oliu vào bã cà phê trước khi đắp lên da để có thêm tác dụng làm sạch lỗ chân lông bị bít do bụi bẩn gây nên. Đối với làn da dầu thì bạn đừng quên trộn 1/4 ly bột cà phê với sữa chua trước đi đắp lên da. Cảm giác da nhờn bóng do nhiều dầu sẽ không còn làm phiền bạn nữa.

Khử mùi cơ thể

Xin bật mí với bạn một bí kíp trị mùi cơ thể cực kỳ đơn giản là hãy dùng bột cà phê trộn với một chút nước rồi đắp lên nách, cà phê sẽ thấm hút mồ hôi hiệu quả và khử sạch mùi hôi. Không những thế còn có tác dụng làm trắng vùng da nách, giúp bạn tự tin khi diện những chiếc áo sát nách. Ngoài ra, bã cà phê có thể loại trừ mùi hành, tỏi hoặc mùi tanh của cá bám trên tay trong quá trình nấu nướng. Chỉ cần xát nhẹ bã cà phê lên đôi tay trong ít phút và rửa sạch với nước ấm, bạn sẽ cảm giác tay mình không còn mùi khó chịu.

Uống cà phê để ngừa lão hóa

Những nếp nhăn hay nốt đồi mồi là minh chứng rõ ràng “tố cáo” tuổi tác của bạn. Có nhiều kế sách để bạn gìn giữ tuổi thanh xuân và uống cà phê đều đặn là một trong những kế sách đó. Lý giải điều này là bởi trong cà phê có chứa những chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa của da. (Xem thêm: Làm đẹp da bằng bột cafe)

Vậy là không nhất thiết phải xài đến những loại mỹ phẩm đắt tiền, mà thay vào đó hãy duy trì thói quen uống cà phê mỗi ngày một cách điều độ và có chừng mực để giúp làn da bạn luôn tươi trẻ.

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

Một số thắng cảnh tại Đắk Lắk - Tây Nguyên

Bạn muốn đi du lịch? Muốn đến với vùng núi Tây Nguyên, nơi gắn liền với bao sử thi hào hùng? Thám phá nhiều điều thú vị tại núi đồi Tây Nguyên đặc biệt là các danh lam thắng cảnh tại tỉnh Đắk Lắk. Hãy cùng mình điểm qua 1 số thắng cảnh đẹp tại Đắk Lắk không thể bỏ qua khi đến

1. Công viên nước Đắk Lắk cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 4km về hướng Đông Bắc, là nơi có nhiều trò chơi nhất hiện nay tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Công viên có hệ thống thác trượt nước với nhiều trò chơi cảm giác mạnh, dòng sông lười bao toàn bộ khuôn viên dài 487m, khu vui chơi thiếu nhi, hồ tạo sóng...

2. Khu du lịch hồ Ea Kao nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 12km theo hướng Đông Nam. Hồ Ea Kao là một khu du lịch được xây dựng với quy mô lớn, hiện đại, nhưng vẫn mang đậm bản sắc dân tộc. (Xem thêm: hồ Ea Kao )


Hề Ea Kao

3. Khu du lịch Hồ - Đồi Thông Cư Dluê nằm ở phía Bắc phường Khánh Xuân, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 6km về hướng tây.  Đến với khu du lịch Hồ - Đồi Thông Cư Dluê, du khách sẽ được tận hưởng những phút giây thư giãn, nghỉ ngơi sau những ngày làm việc căng thẳng.

Đồi Thông Cư Dluê

4. Huyền thoại Hồ Lắk - Buôn Jun là một trong những hồ nước ngọt tự nhiên lớn, nối với sông Krông Ana, rộng khoảng 500ha, nằm ở độ cao hơn 500m so với mặt nước biển. Nơi đây đang là điểm du lịch sinh thái độc đáo thu hút du khách trong và ngoài nước, với một vẻ đẹp tự nhiên thơ mộng của núi và rừng bao quanh. Hồ Lắk cách TP. Buôn Ma Thuột khỏang 56km về phía Nam, theo quốc lộ 27 đi Đà Lạt.

Được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh của đại ngàn Tây Nguyên với diện tích hơn 12 nghìn ha nên khi tham quan hồ Lắk du khách còn được ngắm nhìn hệ động - thực vật đa dạng. Thống kê có 548 loài thực vật thuộc 118 họ, 132 loài chim, 61 loài thú, 43 loài lưỡng cư bò sát, trong đó có một số loài đặc hữu và quý hiếm. Bên cạnh đó, hồ Lắk còn là nơi trú ngụ của vô số loài thuỷ sinh, tôm cua cá và là nguồn lợi kinh tế lớn cho cư dân địa phương sinh sống ở khu vực quanh hồ.

Buôn Jun nằm tại thị trấn Liên Sơn, huyện Lăk, tỉnh Đắk Lắk. :Buôn Jun tựa mình bên hồ Lăk trong xanh thơ mộng, buôn Jun mang một vẻ đẹp nguyên sơ hiền hòa của buôn làng Tây Nguyên, luôn giữ cho mình những bản sắc truyền thống đã được bảo tồn qua bao thế hệ. (Tìm hiểu thêm về Hồ Lắk)

Hồ Lắk

5. Buôn Ako Dhong (Còn có tên khác là Cô Thôn) nằm về phía Bắc, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 2km. Buôn Ako Dhong có số dân gần 300 người với hơn 30 hộ, đa số là các dân tộc Ê Đê, M'Nông...

"Ako" tiếng Ê Đê có nghĩa là đầu nguồn, "Dhong" là lũng. Ako Dhong là lũng đầu nguồn. “Buôn lũng đầu nguồn” ăn nước con suối Ea Nhôn, có tiếng là buôn giàu có, còn được gọi là "Buôn nhà ngói" hay "Buôn Ama Rin". Đây là một trong những buôn người dân biết cách làm ăn, đời sống vật chất tinh thần của đồng bào khá cao, là nơi thu hút nhiều lượt khách du lịch đến thăm.

6. Buôn Đôn
thuộc xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, cách Tp. Buôn Ma Thuột 42km về phía Tây Bắc. Buôn Đôn từ lâu đã nổi tiếng không chỉ với cảnh quan của núi rừng, các phong tục mang đậm dấu ấn của vùng Tây Nguyên mà còn bởi truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng.

7. Vườn quốc gia Yok Đôn nằm trên địa bàn huyện Buôn Đôn và huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột 40km về phía Tây Bắc (trên đường đi khu du lịch Buôn Đôn). Vườn quốc gia Yok Đôn là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất nước ta với tổng diện tích 115.545ha.

Vườn quốc gia Yok Đôn có nhiều loại cây gỗ quý như giáng hương, cà te, cẩm lai, trắc, gỗ đỏ, sao lá tím…Rừng nguyên sinh chiếm trên 90% diện tích toàn vườn là môi trường sống lý tưởng cho các loài động thực vật.

Vườn quốc gia Yok Đôn hiện có 67 loài thú, 196 loài chim, 46 loài bò sát, 15 loài lưỡng cư và khoảng 100 loài côn trùng sinh sống. Nguồn động vật hoang dã không những phong phú và đa dạng mà còn rất đặc trưng cho hệ động vật vùng Đông Nam Á. Trong số 56 loài động vật quý hiếm của khu vực Đông Dương thì Yok Đôn có đến 36 loài và 17 loài được ghi trong sách đỏ thế giới như voi, trâu rừng, bò sừng xoắn, hươu sao, sơn dương, gà lôi, công, sáo, phượng hoàng… Đây còn là khu vực duy nhất ở Việt Nam có nhiều động vật quý tập trung với số lượng lớn như bò rừng, báo, nai cà tông, kỳ đà nước…Hệ thực vật ở đây rất phong phú và đa dạng với 464 loài, trong đó nhiều loài chỉ có ở khu vực Tây Nguyên. Nơi đây cũng tập hợp nhiều loài hoa quý hiếm, chỉ riêng hoa phong lan đã có trên 23 loài với đủ màu sắc tuyệt đẹp. Yok Đôn là khu vực duy nhất ở Việt Nam bảo tồn kiểu rừng kho cây họ Dầu.(Xem thêm Vườn quốc gia Yok Đôn)

Vườn quốc gia Yok Đôn

8. Vườn Quốc gia Chư Yang Sin
Vườn Quốc gia Chư Yang Sin nằm trên ranh giới giữa hai huyện Lăk và Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột 60km về phía Đông Nam. Vườn Quốc gia Chư Yang Sin là nơi ẩn chứa bao điều kỳ thú, hấp dẫn khách du lịch nhất là những nhà nghiên cứu khoa học bởi sự độc đáo và phong phú của tài nguyên thiên nhiên nơi đây.(Xem thêm Vườn Quốc gia Chư Yang Sin )

Vườn Quốc gia Chư Yang Sin

9. Thác Thủy Tiên nằm cách xã Tam Giang, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk khoảng 7km về hướng đông bắc. Thác Thủy Tiên là một thắng cảnh nên thơ đã được nhiều người biết đến. Đúng như tên gọi của nó, thác Thủy Tiên mang một vẻ đẹp thơ mộng làm đắm lòng du khách bốn phương.
Đến nơi này, du khách sẽ được thả hồn mình trong tiếng suối reo giữa non ngàn bao la và hùng vĩ. Từ trên cao, nước chảy xuống từng bậc đá tung bọt trắng xóa, tạo thành bức tranh sinh động, huyền hoặc của cảnh sắc núi rừng Tây Nguyên.

10. Thác Krông Kmar cách trung tâm huyện Krông Bông khoảng 3km, là một thắng cảnh đẹp của Đắk Lắk.

Bắt nguồn từ đỉnh cao nhất của dãy Chư Yang Sin hùng vĩ được mệnh danh là mái nhà của Tây Nguyên, dòng Krông Kmar đổ xuống chân núi, tạo thành thác Krông Kmar mang dáng vẻ hoang sơ, thơ mộng mà ai đã một lần đến đây hẳn sẽ còn nhớ mãi.

Ở phía đầu nguồn, từ trên đỉnh Chư Yang Sin, dòng nước tuôn tràn xuống tạo thành những bậc thác nối tiếp nhau. Dòng nước của Krông Kmar đổ xuống các bậc đá tung bọt trắng xóa, tạo nên một dây chuyền âm thanh ầm ào vang động cả khu rừng nguyên sinh. Cạnh những cột nước của thác có rất nhiều tảng đá to và phẳng như mặt bàn để du khách dừng chân ngắm cảnh hay tổ chức những cuộc liên hoan nhẹ ngay giữa lòng suối.(Xem thêm Thác Krông Kmar )

11. Tháp Chăm Yang Prông nằm ở xã Ea Rốk, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Tháp còn có tên là tháp Chàm Rừng Xanh thờ thần Siva dưới dạng Mukhalinga (vị thần vĩ đại).

Tháp Yang Prong là ngôi tháp Chăm cổ duy nhất ở Tây Nguyên nằm bên dòng sông Ea H'leo, cách thành phố Buôn Ma Thuột gần 100km. Toàn bộ tháp Yang Prong được xây bằng gạch nung đỏ trên một nền cao bằng đá xanh. Tháp cao 9m, có đáy vuông, mỗi cạnh dài 5m. Chỉ có một cửa ra vào mở về hướng đông, còn ba mặt tường ngoài của tháp đều có 3 cửa giả. Đỉnh tháp nhọn như củ hành khá đặc biệt, khác với các kiến trúc các tháp Chăm thường thấy ở các nơi khác. Tháp Yang Prong là một di tích văn hóa có giá trị ở Tây Nguyên.(Xem thêm: Tháp Chăm Yang Prông)

Tháp Chăm Yang Prông
 12. Nhà đày Buôn Ma Thuột nằm ở trung tâm Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.Nhà đày Buôn Ma Thuột không những là chứng tích về tội ác của bọn Đế quốc - thực dân mà nó còn là trường học lớn đào tạo và rèn luyện nên những chiến sĩ cách mạng kiên cường của cách mạng Việt Nam.
Đến đây, bạn sẽ được thấy, được nghe, được biết thêm nhiều điều mới lạ về truyền thống đấu tranh oanh liệt của những chiến sĩ cộng sản thuở trước như: Hồ Tùng Mậu, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, Hồng Chương, Bùi San, Trần Văn Quang, Ngô Đức Đệ, Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Phụng Tân, Huỳnh Thanh... và biết bao nhiều người con ưu tú của mọi miền Tổ quốc.

13. Ngã sáu Buôn Ma Thuột khá thân quen với tên gọi "Ngã sáu Ban Mê" đầy chất thơ, nhạc, không ngừng biến đổi qua thời gian, ghi nhận những thăng trầm của lịch sử khai phá vùng đất cao nguyên Buôn Ma Thuột.

Người Buôn Ma Thuột những năm đầu thế kỷ 20 đã chọn cho mình một địa thế khá bằng phẳng để khai khẩn và lập nghiệp. Ngã sáu Buôn Ma Thuột, nơi giao lộ của những con đường đi lại giữa khu dân cư người Kinh với các buôn làng Ê Đê bản địa và đường về miền trung châu. Con đường xưa đất đỏ, quanh năm lầy lội vào mùa mưa và bụi đỏ về mùa khô, rồi đường được lát đá, bây giờ là đường rải nhựa phẳng lỳ thênh thang. Ngã sáu Buôn Ma Thuột đã có một bộ mặt bề thế mang dáng dấp của một phố thị trẻ, tựa như gương mặt một cô gái ở độ tuổi mới lớn.

Ngã sáu Buôn Ma Thuột
14. Mộ vua săn bắt Voi là lăng mộ của một vị tù trưởng đầy quyền lực và được nhân dân khắp vùng kính phục, người đã khai sinh ra Buôn Đôn, có công lớn trong buổi đầu tạo lập và phát triển nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng nơi đây.

Khunjunob, tên thật là N' Thu K' Nul, sinh năm 1828, một vị tù trưởng đầy quyền lực và được nhân dân khắp vùng kính phục. Ông đã săn được hàng trăm Voi, trong đó có một con Voi trắng (Bạch Tượng) mà ông đã mang tặng Hoàng gia Thái Lan năm 1861. Vua Thái Lan rất cảm phục và phong tặng ông danh hiệu Khunjunob (Vua Săn Voi). Cả đời mình, ông đã sống, làm việc, lãnh đạo dân làng Buôn Đôn, rồi chọn chốn này làm nơi yên nghỉ cuối cùng, thọ 110 tuổi.

15. Bảo tàng dân tộc Đắk Lắk nằm ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Là nơi trưng bày các hình ảnh và hiện vật lịch sử, văn hóa đời sống của người dân tỉnh Đắk Lắk.
Ngoài ra bảo tàng cũng trưng bày những hình ảnh về công cuộc sản xuất kinh tế của người dân Đắk Lắk sau ngày giải phóng: sản xuất nông công nghiệp, trồng cao su, cà phê, chế biến mủ cao su, làm thủy điện... các hoạt động y tế, du lịch... (Xem thêm: Bảo tàng dân tộc Đắk Lắk)

16. Thác Dray Nur - Gia Long

Nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 25 km về hướng Nam. Thác Đray Nur hiện được xem là thác hùng vĩ nhất Tây Nguyên, là sự kết hợp giữa 2 dòng sông, sông Krông Ana (sông cái) và sông Krông Nô (sông đực) hai dòng sông hoà trộn quấn quýt bên nhau tạo thành dòng sông Sêrêpốk huyền thoại ở Tây Nguyên. Thác có chiều dài trên 250 mét, chiều cao trên 30m nối liền đôi bờ 2 tỉnh Đắk Lắk và Đăk Nông.
Đến với thác Đray Nur, du khách còn tìm được những cảm giác mạnh khi chui vào hang đá bên trong lòng thác, đi cầu treo…hoặc thăm đời sống sinh hoạt của buôn làng, khai thác văn hoá truyền thống bản sắc dân tộc ở buôn Kuốp. (Xem thêm: Thác Dray Nur)

>> Lên Tây Nguyên khám phá vùng đất của bao sử thi hào hùng


Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011

Học pha cà phê ngon

Trong ẩm thực, bất kỳ một món ăn hay thức uống nào mà ngon đều phải có những cách chế biến rất đặc trưng. Việc pha một ly cà phê ngon cũng không ngoại lệ. Theo kinh nghiệm của mình. Để có một ly cà phê ngon, dưới đây là một trong vài cách pha cà phê nguyên chất ngon nhất:

1. Nguyên liệu và vật dụng cần pha:
a.  Cà phê nguyên chất (các loại cà phê Việt Nam)
b.  Phin pha cà phê phin nhôm là tốt nhất, nên chọn thương hiệu Vinalu,  Saigon vì nguyên liệu nhôm dày, lỗ đục đều, phân bố hợp lý…).
c.  Ấm đun nước sôi
d.  Nước được lấy từ nước máy (không sử dụng các loại nước đóng chai)

2. Cho bột cà phê nguyên chất vào phin, lượng cà phê bằng 5/10 phin hoặc 6/10 phin.
 

3. Lắc nhẹ cho bột bằng mặt rồi dùng nấp gài ấn nhẹ cho cà phê dẽ lại (nhớ là ấn nhẹ, ấn mạnh sẽ bị nghẹt, ấn nhẹ quá café sẽ chảy nhanh và lượng café ra không đậm đặc). Sau đó lấy nấp gài ra. Bạn có thể không cần rót nước sôi lên miếng nắp gài kim loại, mà hãy chế nhẹ nhàng, trực tiếp nước sôi  vào bột cafe.
 
 
 4. Đung nước sôi 95-100 độ C, nếu là ấm điện, ngay khi ngắt điện là châm café ngay. Cách châm nước: rưới đều vòng tròn 1 cách thật nhẹ nhàng (cách rưới nước cũng ảnh hưởng tới chất lượng café đấy nhe các bạn).
 
5. Mức nước cỡ nào thì dừng lại ?

Buối sáng hoặc chiều cần uống đậm
đặc hơn, nên rót ít nước


Buối chiều hoặc tối cần uống đậm
vừa nên cho nước nhiều hơn tí

Đậy nấp lại và chờ, bột cà phê nguyên chất cần có một quá trình hút và thẩm thấu nước sôi để nở bung lên và sau đó lại tiết nước cà phê ra, nên ban đầu nước cà phê  chưa nhỏ giọt ngay xuống phin, sau 2 phút cà phê sẽ chảy giọt lien tục xuống ly.

6. Cuối cùng là cho đường, sữa hoặc đá tùy thích.
MẸO:

1.    Cà phê nguyên chất uống nước 2 (hay còn gọị là nước dão) vẫn rất chi là ngon và bổ dưỡng cũng không kém đâu nha. Sau khi bạn pha café nước nhất xong, tiếp tục cho nước sôi lên và châm lần 2, lần này châm đầy phin luôn. Khi uống, bỏ ít đường và thật nhiều đá, quậy đều và chờ 4 phút mới uống. Lúc đó nước mới thật lạnh và uống từng ngụm bự (như uống trà đá) bạn mới phát hiện cái sướng của nó.

2.    Pha café sữa: tỉ lệ sữa là 3-4/10, còn café là 6-7/10. Sữa phải được cho vào lý trước rồi mới để phin cafe lên. Nước nóng giúp chín sữa và khi pha thì cafe và sữa mới hòa quyện vào nhau. Nhớ là: Pha cafe sữa thì không được cho đường vào.

Hi vọng, qua kinh ngiệm, các bạn cũng đóng góp nhiều cách pha ngon để dân ghiền cà phê như chúng ta có dịp trãi nghiệm những giờ phút thật thú vị bên ly cà phê thơm ngon, hương vị đỉnh cao.
 Xem thêm các bài viết tương tự
 

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

Tìm hiểu về nhà rông Tây Nguyên

Nhà Rông là một trong những di sản văn hoá rất tiêu biểu gắn với lịch sử cư trú lâu đời của các dân tộc Tây Nguyên với kĩ thuật đơn giản kiến trúc khá đa dạng tạo nên vẻ đẹp đặc sắc trước hết ở kiểu dáng nó không chỉ  hấp dẫn bởi kiểu dáng đẹp cùng các hình thức trang trí đặc sắc mà còn đặc biệt ở tập quán sử dụng; nó hàm chứa những giá trị tinh thần và ý nghĩa tâm linh đặc biệt vừa thiêng liêng cao quý vừa đậm đà sâu lắng trong mỗi thành viên cũng như toàn thể cộng đồng.   

Kiến trúc nhà rông Tây Nguyên

Mỗi vùng miền đều có kiến trúc nhà ở khác nhau thể hiện nét độc đáo riêng biệt. Một trong những nét đặc trưng của văn hóa vật thể Tây Nguyên là kiến trúc nhà ở. 

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011

Phân biệt cà phê thật và giả

Hằng ngày bạn vẫn thường thích uống cà phê, bạn thích ngồi nhâm nhi cà phê hết quán này đến quán khác thậm chí bạn ghiền cà phê đến nổi mua về để tự pha chế và thưởng thức. Nhưng trên thị trường cà phê được sản xuất ra quá nhiều làm thế nào để biết bịch cà phê bạn mua về thực sự là bịch cà phê? Và làm thế nào để biết ly cà phê mà bạn thưởng thức có phải hoàn toàn chỉ là cà phê nguyên chất có lợi cho sức khỏe, cho tuổi thọ, cho nhan sắc của bạn... Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau:

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

Công dụng của bã cà phê đối với làn da

Hằng ngày bạn thường có thói quen uống cà phê, thay vì bỏ bã cà phê đi, tại sao bạn không giữ lại nó để làm đẹp cho làn da của chính mình. Vì cà phê không chỉ có tác dụng kích thích hệ thần kinh, giúp tăng sự tỉnh táo cho người sử dụng mà cà phê còn giúp đem lại sức sống cho làn da của bạn (Xem thêm: Làm đẹp da bằng bột cafe)



Cà phê có tác dụng tẩy da chết là liệu pháp hữu hiệu nhất giúp loại bỏ đi tế bào da chết và tái tạo tế bào mới, giúp làn da trở nên tươi sáng và mịn màng. Chỉ cần dùng bã cà phê thoa lên da mặt, sau đó để khô khoảng 20 phút, rửa sạch bằng nước lã, bạn sẽ cảm nhận được độ mịn màng của làn da. Đối với da dầu thì có thể trộn thêm sữa chua trước đi đắp lên da.

Không chỉ có tác dụng tẩy tế bào chết trên da, bã cà phê còn có tác dụng làm săn chắc và sáng da, thu nhỏ lỗ chân lông, nuôi dưỡng cho làn da. Bạn lấy một ít bã cà phê trộn đều với một lòng trắng trứng gà. Bôi nhẹ nhàng hỗn hợp lên mặt và để khô khoảng 15 phút. Sau đó rửa sạch với nước ấm. Hoặc có thể trộn đều bã cà phê và dầu ôliu, thoa nhẹ hỗn hợp ấy lên những vùng da mặt bị khô, rạn nứt. Sau đó phủ lên trên một tấm khăn, thư giãn trong 30 phút, gỡ bỏ khăn và rửa thật sạch bằng nước lọc. Đó là những loại mặt nạ dễ làm mà công dụng lại rất tuyệt vời.

Làm việc máy tính, thức khuya là nguyên nhân khiến mắt bạn thâm quầng, sưng mọng và mệt mỏi. Dùng bông gòn thấm nước của bã cà phê đen, bôi lên mắt, nằm thư giãn khoảng 10 phút. Bạn sẽ thấy đôi mắt khỏe mạnh và nhẹ nhàng hơn.

Ngoài ra, bã cà phê còn có tác dụng loại bỏ những mùi khó chịu của đồ ăn, thức uống. Hãy xát nhẹ bã cà phê lên đôi tay sau khi chế biến thức ăn trong ít phút và rửa sạch với nước ấm, bạn sẽ thấy không còn thấy mùi khó chịu của hành, tỏi hay mùi tanh của cá.

Làm đẹp da bằng bột cafe

Như chúng ta đã biết bên cạnh việc uống cà phê mỗi ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe, phòng chống được 1 số bệnh (Xem thêm bài viết về Lợi ích của cà phê đối với sức khỏe (tt) ) nhưng bên cạnh đó nó cực kỳ không tốt cho làn da thường gây mụn bọc trên da. 

Nếu để làn da tiếp cận với cà phê theo một con đường thư giãn, thú vị khác thì tác dụng tốt tới mức không tưởng tượng nổi. Đặc biệt phương pháp này có thể áp dụng được cho cả chàng và nàng. Hãy cùng nhau tận hưởng cảm giác làm đẹp tuyệt vời cùng nhau trong hương cà phê nồng nàn.

Phòng tránh mỡ thừa với cà phê

Bạn có biết rằng cellulite (một dạng mỡ thừa dưới da làm da có vết sần vỏ cam) có thể được loại bỏ bằng cách sử dụng cà phê xay không?
Cellulite ảnh hưởng đến cả người béo và người gầy, không kể tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, có một phương pháp cực kì phổ biến để ngăn chặn điều này – cà phê.
Điểm ưu việt của biện pháp này là ai cũng có thể sử dụng được bởi nó không hề tốn kém. Bạn có thể lấy lại độ đàn hồi của làn da bị thương tổn do lười tập luyện thể thao cũng như những thói quen ăn uống không tốt của mình.
Thay vì tiêu tiền và những loại kem bôi da đắt đỏ, chúng ta phải làm thế nào với cà phê để có thể có hiệu quả tương tự?
Không cần phải dùng đến loại cà phê Brazil hảo hạng, hãy mua loại rẻ nhất, tác dụng của chúng lên da bạn không phụ thuộc vào chất lượng cà phê như khi bạn dùng để uống.
Hãy sử dụng những công thức dưới đây, bạn sẽ thoát khỏi cellulite một cách dễ dàng.
e625484cc7ad3e79239cfa10d58499c7 Làn da đẹp hơn với thần dược cà phê
Ngoài kem dưỡng da tự chế, xà phòng cà phê hand made cũng rất tốt cho da và được ưa chuộng.

Kem dưỡng da cà phê

Trên thực tế, cà phê làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể bạn, do đó có thể loại bỏ những độc tố. Phương pháp tốt nhất là thêm vài muỗng bột cà phê nguyên chất vào loại kem dưỡng da mà bạn hay dùng.
Bên cạnh mùi hương cà phê mới mẻ, bạn cũng sẽ tạo ra một loại vũ khí lợi hại đối với những vết rạn, vết sần nhỏ trên bụng, bắp đùi và chân. Xay thật nhỏ cà phê để đảm bảo hiệu quả tối ưu, và trộn đều với loại kem dưỡng da mình ưa thích.
Tiếp sau đó, thoa đều loại kem dưỡng mới của bạn lên vùng da bị sần. Massage vài phút để máu có thể lưu thông tốt hơn. Sau đó, để yên khoảng 30-40 phút rồi rửa sạch bằng nước. Hãy thực hiện đều đặn trong một tuần, bạn sẽ thấy những thay đổi cực kỳ rõ rệt.
ccd3c31a0e93baafd1f6aeff355c7a24 Làn da đẹp hơn với thần dược cà phê
Massage hai lần một tuần, ước mơ thoát khỏi cellulite đáng ghét đã nằm trong tầm tay bạn.

Massage với cà phê

Nhiều công ty mỹ phẩm đã chọn cách thêm cà phê vào kem chống cellulite của họ, không nghi ngờ gì nữa, cà phê chính là một kỹ thuật tự nhiên rất tiết kiệm để bạn có thể sử dụng ở nhà.
Hãy thử cách làm sau. Trộn một muỗng canh dầu ô liu với ¼ tách cà phê. Sau đó hãy dùng tay để chà xát chúng trên da của bạn, dùng sức một chút để tăng hiệu quả của quá trình phá vỡ những tế bào chất béo.
Cuối cùng, hãy đặt miếng màng bọc thực phẩm lên và để vài phút, rửa lại bằng nước ấm, tốt nhất là tắm bằng vòi sen. Thực hiện việc này hai lần một tuần, ước mơ thoát khỏi cellulite đáng ghét đã nằm trong tầm tay bạn.

Những điều cần tránh khi uống cà phê

Bạn là người ghiền cà phê, bạn am hiểu tất cả các loại cà phê trên thế giới. Vậy bạn có biết cà phê có lợi hay hại gì không? tác dụng cà phê ra sao đối với sức khỏe của mình?

>> Lợi ích của cà phê đối với sức khỏe (tt)


Tác dụng chủ yếu của cà phê là làm hưng phấn hệ trung khu thần kinh, tiêu trừ mỏi mệt và nâng cao hiệu quả công việc. Vì thế, uống cà phê đã trở thành thói quen của nhiều người.

Về mặt dinh dưỡng, trong 100g hạt cà phê có 2,2g nước; 8,6g protein; 11c chất béo; 36,7g đường; 2g cafein; 9g chất xơ; 6g axit tanic; 120g canxi; 170mg photpho; 42mg sắt; 3mg natri; 12mg vitamin B2; 3,5g vitamin PP… Nếu uống cà phê với số lượng thích hợp và đúng cách thì xét về mặt nào đó, thức uống này cũng có lợi đối với sức khoẻ.

Cà phê chứa cafein - một chất kích thích làm hưng phấn hệ thần kinh mạnh hơn trà vì hàm lượng cafein có trong cà phê cao hơn rất nhiều so với trà. Cà phê có tác dụng trong việc làm giãn nở và thu nhỏ các nhánh phế quản, tác động đến hệ tim mạch, làm tăng khả năng cung cấp máu của tim, làm tăng nhịp đập, có hiệu quả điều trị nhất định đối với bệnh huyết áp thấp và bệnh hen suyễn. ngoài ra, uống cà phê còn làm tăng cảm giác thèm ăn, thúc đẩy sự hấp thu và tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.

Khi uống cà phê bạn cần lưu ý những điều sau:

1. Tránh pha cà phê có nồng độ quá đặc
Một số người mải miết làm việc và học tập nên thường sử dụng những cốc cà phê đặc để kích thích tinh thần. Song, làm như vậy rất có hại cho sức khoẻ. Nếu uống những ly cà phê đậm đặc sẽ khiến tim đập nhanh, huyết áp cũng tăng và xuất hiện những hiện tượng khác thường như: nôn nóng, sốt ruột, bất an, ù tai và chân tay run. Với những người bị bệnh cao huyết áp, bệnh động mạch vành còn có thể dẫn tới những cơn đau thắt tim.

2. Không nên cho quá nhiều đường vào cà phê
Cho một lượng đường thích hợp vào cà phê khi uống sẽ làm tăng mùi vị cà phê. Mặt khác, khi uống cà phê có pha nhiều đường có thể làm kích thích các tế bào insulin trong tuỵ và tạng, đồng thời làm giảm lượng đường trong máu, từ đó khiến cho sự trao đổi đường trong cơ thể bị rối loạn.

3. Không nên để cà phê đã pha lâu
Cà phê đã pha để quá lâu có thể làm cho các chất thơm trong cà phê bị giảm và làm tăng vị đắng của cà phê.

4. Không nên đồng thời uống cà phê với rượu
Sau khi uống rượu xong mà lập tức uống cà phê sẽ khiến cho đại não hưng phấn quá độ, tiếp đó là thần kinh bị ức chế, kích thích sự giãn nở của huyết quản, tăng nhanh sự tuần hoàn máu, dẫn đến tăng gánh nặng cho tim, làm tổn thương sức khoẻ. Sự tổn thương này thậm chí còn vượt quá rất nhièu lần so với việc uống rượu đơn thuần.

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

Thác Krông Kmar - Miền Trung Tây Nguyên

Thác Krông Kmar là một thác nước lớn và là thắng cảnh du lịch của tỉnh Đăk Lăk. Thác thuộc thị trấn Krông Kmar, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, nằm cách Buôn Ma Thuột 60 km.cách trung tâm thị trấn Krông Kmar 4 km.

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011

Lên Tây Nguyên khám phá vùng đất của bao sử thi hào hùng

Lễ 2/9 bạn và gia đình đã có kế hoạch đi du lịch nghỉ lễ đâu đó chưa? Hãy thử một lần xách ba lô đi du lịch Tây Nguyên đến với núi rừng cao nguyên, đến với các bộ lạc dân tộc... để cảm nhận không khí trong lành tại vùng đất Tây Nguyên, vùng đất của bao sử thi dân gian hào hùng của dân tộc Êđê và Mnông cũng như thưởng thức hương vị cà phê, chén rượu cần, nghe âm thanh của tiếng cồng chiêng...  vốn nổi tiếng tại nơi đây

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

Du lịch cà phê - khám phá về thác Dray Nur

Lâu nay nhiều người vẫn cho rằng, du lịch Đắk Lắk chỉ mạnh về văn hoá, sinh thái và voi... nhưng mới đây, tôi lại phát hiện ra du lịch Đắk Lắk còn có nhiều điều thú vị hơn, hấp dẫn hơn đó là khám phá hang động và tìm kiếm cảm giác mạnh trong lòng ngọn thác hùng vĩ nhất Tây Nguyên - thác Dray Nur; không những thế khi đến đây bạn còn được “massage nước”.


Thác Dray Nur là thác trung nguồn nằm trong hệ thống ba thác: Gia Long - Dray Nur - Dray Sáp của sông Sêrêpôk, tỉnh Đắk Nông.

Cách TP. Buôn Ma Thuột gần 30 km theo hướng về TP. HCM, thác Dray Nur khiến du khách ngỡ ngàng về "bức tường nước" cao 30m, dài gần 200m, nối 2 tỉnh Đăk Nông và Đắc Lắk.

Từ độ cao hơn 30m, dòng nước đổ xuống vực sâu tạo nên bức tranh hùng vĩ và huyền bí như truyền thuyết về sự ra đời của thác.


Thác Dray Nur gắn với hai truyền thuyết khác nhau, với hai cách giải thích tên khác nhau. Với giải thích Dray Nur - nghĩa là thác cái, thác vợ - thác gắn liền với mối tình “Romeo và Juliet” của núi rừng. Chuyện kể rằng, ngày xưa có một đôi trai gái của hai bản khác nhau yêu nhau tha thiết nhưng do hai bản có xung đột với nhau nên tìm đủ mọi cách ngăn cấm. Không nhận được sự cảm thông của dân làng, không thể hòa giải xung đột giữa hai bản, vào một đêm trăng, cả hai đã nhảy xuống sông để trọn đời bên nhau. Tức giận vì sự ích kỷ của dân làng dẫn đến quyết định sai lầm của đôi trẻ, trời nổi cơn giông bão, nước cuồn cuộn dâng cao, chia sông thành hai nhánh, ngăn cách đường đi của 2 dòng tộc.

Truyền thuyết khác lại bắt nguồn từ hang động phía sau thác, nơi được cho là nơi ở của vua thủy tề. Ngày xưa vua Thủy Tề có một đứa con trai tên là Nur, chàng hoàng tử rất khôi ngô tuấn tú và rất thích chu du ngắm cảnh. Một ngày nọ, chàng gặp 2 nàng công chúa, con của vị vua vùng đất mình ngang qua. Hai nàng rất xinh đẹp nhưng do vua cha mất sớm nên cuộc sống trở nên nghèo khó, phải đào củ mài mà ăn. Thương hai nàng vất vả, chàng theo nàng về nhà, làm phép để thạp gạo trong nhà đầy tràn, và sống hạnh phúc cùng hai nàng.

Một thời gian sau, chàng nhớ vua cha, muốn về thủy cung thăm người. Nhưng công chúa, vợ chàng lo sợ nếu chồng đi thì sẽ rất lâu, thậm chí không trở về nên tìm đủ mọi cách giữ chàng, một bước không rời. Không còn cách nào khác, chàng đành hóa thân thành con dũi vàng, vượt màn nước vào động thăm cha. Người vợ cứ đứng đợi bên ngoài, đợi mãi, đợi mãi vẫn không thấy Nur trở lại. Từ đó, người dân nơi đây gọi ngọn thác này là Dray Nur, nghĩa là thác con dũi vàng.

Hai truyền thuyết khác nhau nhưng những dòng nước lao từ những vách đá thẳng đứng, vỡ ra từng giọt, tung tóe vào nhau, xô đẩy nhau của thác lại giống nhau ở một điểm, đó là tựa như những giọt nước mắt khóc kẻ ở người đi.

Đến với Dray Nur, cảm giác đầu tiên đến với bạn sẽ là một ngọn thác thật hùng vĩ. Bọt tung trắng xóa, hơi nước ngập tràn khiến quang cảnh xung quanh thác còn nên thơ. Nhưng hấp dẫn nhất không phải việc chiêm ngưỡng thác mà là khám phá, tìm kiếm cảm giác mạnh trong hang động rộng gần 3.000m2 phía sau thác.

Nhìn màn nước mạnh mẽ, ào ạt lao từ độ cao vài chục mét xuống, không ít người rùng mình, song hầu hết đều muốn trải qua cảm giác phiêu lưu khi lao thẳng người qua màn nước, cảm nhận cái rát của nước khi dội vào đầu, vào vai. Cảm giác từ một nơi trán ngập ánh sáng, chìm trong bóng tối của hang động. Độ an toàn của việc lao vào màn nước được đảm bảo khá cao với những chiếc áo phao cho du khách mặc vào người và những tay bơi chuyên nghiệp được bố trí gần đó.

Khi đứng từ bên trong nhìn ra. Tường nước dài bao bọc phía trước, ánh sáng nhập nhoạng soi những tảng đá hình thù kỳ dị tưởng như là hóa thân của tướng tôm, tướng cá. Ánh sáng lung linh bảy màu của màn nước khi ánh đèn pin rọi vào khiến du khách có cảm giác mình đứng dưới cung diện của vua Thuỷ Tề, nơi mà chỉ vài phút trước, những buổi chầu của Long Vương diễn ra uy nghiêm.

Sau khi hưởng trọn những cảm giác mạnh trong lòng ngọn thác hùng vĩ này, bạn có thể thưởng thức những món ăn dân dã, mang đậm bản sắc ẩm thực của các dân tộc Tây Nguyên với các loại cá đặc sản của sông Sêrêpốk như cá lăn, cá bống đá, cá trắng, ếch cuốn lá lục vừng...







Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

Bảo tàng cà phê và bảo tàng Tây Nguyên

Sau những trải nghiệm về cà phê, thưởng thức hương vị cà phê, cuối cùng thông gian Làng cà phê, nơi bước chân khách tham quan được dẫn bởi hàng đá xếp trên mặt nước và những cây cầu nhỏ là không gian nhà dài Ê-đê trưng bày nững hiện vật cổ có giá trị lớn nhất, lâu đời nhất của văn hoá Tây Nguyên. Làng cà phê chọn vị trí trung tâm này để tôn vinh 2 giá trị: cà phê và văn hoá bản địa.


+ Tầng 1: là nơi trưng bày Bảo tàng Tây Nguyên, hàng trăm hiện vật độc đáo thể hiện được văn hoá của người dân bản địa đã được Trung Nguyên dày công sưu tầm đang được trưng bày tại đây.

 
+ Tầng trệt: là nơi trưng bày một phần của Bảo tàng cà phê thế giới với hàng ngàn hiện vật, những người yêu cà phê có thể khám phá các văn hoá cà phê khác nhau thông qua bảo tàng này.

 
Những giàn chiêng quý nằm kề chén rượu, những bộ nông cụ cổ truyền được sắp đặt cùng công cụ nghề săn voi... là tư liệu quý giúp những người yêu mảnh đất Bazan trù phú hiểu về một miền cao nguyên hoang sơ thưở trước với những đêm đại ngàn âm vang tiếng cồng chiêng và tiếng kể sử thi huyền bí, ồng men rượu cần. 

Chính vì vậy, không phải nhẫu nhiên, Làng cà phê trở thành điểm hẹn của những con người tinh hoa yêu vùng đất Tây Nguyên và đam mê cà phê như nhạc sĩ Dương Thụ, Nguyễn Cường, hoạ sĩ Lê Thiết Cương, nhà văn Nguyên Ngọc, kiến trúc sư Nguyễn Văn ất, đạo diễn Lưu Trọng Ninh... Đây cũng là niềm tự hào của thành phố Buôn Ma Thuột được giới thiệu và đón tiếp hàng trăm đại sứ, các vị khách ngoại giao, chuyên gia, khách quốc tế... Trong chuyến khảo sát chuẩn bị dự án thiết kế Bảo tàng cà phê thế giới, kiến trúc sư tài ba người Nhật Arata IsoZaki nổi tiếng với các công trình Nhà hoà nhạc Kyoto, Bảo tàng nghệ thuật hiện đại của Los Angeles, tháp nghệ thuật Mito đã đến thăm Làng cà phê và thốt lên rằng: "Một không gian cà phê hiếm có trên thế giới".

Cùng với không gian trưng bày sản phẩm và các đặc sản Tây Nguyên được tạo ra hình từ lá cà phê cách điệu và những cụm cỏ cây hoa lá sắp đặt tinh tế, tổng thể không gian của Làng cà phê Trung Nguyên là một mô thức đẹp của kiến tạo không gian, nơi có khả năng khơi dậy những đam mê và sức sáng tạo mạnh mẽ của con người, là điểm hẹn du lịch đặc biệt, hấp dẫn của thành phố cao nguyên Buôn Ma Thuột


Thứ Năm, 4 tháng 8, 2011

Thưởng thức cà phê Việt Nam

  • Cà phê đen nóng: Bỏ cà phê xay vào fin cà phê, ép chặt cà phê, rồi chế nước sôi lên. Hứng cà phê rỉ ra từ dưới fin. Có hoặc không thêm đường tùy sở thích. (fin=filtre, có nguồn gốc tiếng Pháp, hay filter trong tiếng Anh). Fin thường làm bằng nhôm, nhưng ngày nay do nhu cầu cao của cuộc sống, dịch bệnh lan tràn các loại phin nhôm dần được thay thế bằng loại phin giấy sử dụng một lần "ly cà phê phin tiện dụng "
  • Cà phê sữa nóng: dưới đáy ly/cốc có để sẵn sữa đặc (nhiều ít tùy ý), cà phê nóng rơi xuống từ fin (xem hình bên), quấy đều. Theo thói quen, cà phê nóng và cà phê sữa nóng thường uống vào buổi sáng sớm trong/trước bữa ăn sáng. Nhiều người uống cà phê nóng/ cà phê sữa nóng mà không cần ăn sáng.
  • Cà phê đá, như cà phê nóng, nhưng cà phê pha đặc (nhiều bột cà phê), rồi thêm đá lạnh, có người thích bỏ đường, có người không, tùy "gu".
  • Cà phê sữa đá: Như cà phê sữa nóng, nhưng pha thật đặc (nhiều cà phê, nhiều sữa), rồi cho thêm đá lạnh, quấy đều.
  • Bạc xỉu (không rõ nguồn gốc từ này, có thể từ tiếng Hoa? chỉ phổ biến trong miền Nam): Như cà phê sữa, nhưng lượng sữa nhiều hơn, và ít cà phê hơn, thích hợp cho nữ giới; có thể thay sữa đặc bằng sữa tươi. Có hai loại, bạc sỉu nóng và bạc xỉu đá.
  • Cà phê trứng - có hai loại:
    1. Đập một quả trứng sống vào một tách cà phê nóng, thêm đường, có hoặc không có sữa;
    2. Lòng đỏ trứng được đánh bông thành kem, phía dưới có một lượng nhỏ cà phê đen.

    • Cà phê chồn (hay gọi theo tiếng Indonesia là Kopi Luwak) từng có mặt ở Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 20 và mất đi cùng với việc loài chồn (đúng ra là cầy) hay ăn hạt cà phê ở Tây Nguyên gần như tuyệt chủng do bị săn bắt tràn lan. (Xem thêm về cà phê chồn)
      Cà phê tại Việt Nam thường được thưởng thức qua các phin cà phê (gốc là từ filtre trong tiếng Pháp). Hạt cà phê thường được xay nhỏ, nén vào trong các phin và nước sôi được đổ lên trên để được lọc vào một ly, hay tách, tại bên dưới của phin. Có nhiều loại phin cà phê mà hai loại thông dụng nhất được làm bằng nhôm hay inox, ngoài ra còn có phin tiện dụng bằng giấy chỉ sử dụng một lần. Có tên là "ly cà phê phin tiện dụng" sản phẩm do một sinh viên trường y sáng chế, ưu điểm và hoạt động như một phin truyền thống đã có từ xa xưa.
      Cà phê mang đi là dạng cà phê nhanh, dùng cho những người bận rộn và thường xuyên di chuyển. Dạng cà phê này không ngồi lại quán thưởng thức mà có thể mang đi uống, rất tiện lợi về mặt thời gian và không gian cho mọi người. Cà phê mang đi gồm có nhiều loại từ cà phê Việt Nam cho đến cà phê Cappuccino của nước ngoài.

      >> Cà phê cách pha như thế nào?

      Lịch sử phát triển cà phê


       850: Một chàng chăn dê tò mò đã khám phá ra cà phê là một thức uống tuyệt vời
      Câu chuyện về cà phê thì rất nhiều, thực hay hư cũng ít ai kiểm chứng. Hoặc giả nhiều khi người ta phóng đại những chuyện nhỏ thành chuyện lớn cho "mùi" cà phê thêm đậm đà, chẳng hạn như "cà phê dãi chồn" mà dân ghiền người Việt thường kể cho nhau nghe. Câu chuyện lãng mạn hơn cả có lẽ là truyện một anh chàng chăn dê tên là Kaldi, người xứ Abyssinia.
      Một hôm anh ta ngồi trên một tảng đá cạnh một sườn núi bỗng nhận ra đàn dê vốn dĩ ngoan ngoãn hiền lành của mình đột nhiên có vẻ sinh động lạ thường. Sau khi đến gần quan sát kỹ hơn, Kaldi thấy những con dê đã đớp những trái màu đo đỏ ở một cái cây gần đó. Anh ta cũng liều lĩnh bứt một vài trái ăn thử và cũng thấy mình hăng hái hẳn lên, tưởng như tràn đầy sinh lực.
      Người chăn dê nghĩ rằng mình đã gặp một phép lạ, vội vàng chạy về một tu viện gần đó báo cho vị quản nhiệm. Nhà tu kia sợ rằng đây chính là một thứ trái cấm của quỉ dữ, lập tức vứt những trái cây chín đỏ kia vào lò lửa. Thế nhưng khi những hạt kia bị đốt cháy tỏa ra một mùi thơm lừng, người tu sĩ mới tin rằng đây chính là một món quà của Thượng Ðế nên vội vàng khều ra và gọi những tăng lữ khác đến tiếp tay. Những hạt rang kia được pha trong nước để mọi người cùng được hưởng thiên ân.


      Giữa những năm 800: Những người Hồi Giáo ở Aden được ghi nhận là những người uống cà phê đầu tiên

      Thế kỉ 14 những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang vùng Ả Rập
      1453: Thổ Nhĩ Kì ban hành luật lệ mới, cho phép một phụ nữ li dị chồng mình nếu không chịu đưa cà phê cho cô ta.
      Cà phê trở nên phổ biến ở châu Âu, tuy bị cấm ở một vài nơi. Vua Pope Clement VIII cấm việc uống cà phê

      1511: Thủ tướng một nước Hồi Giáo, Khair Beg, ra lệnh cấm cà phê vì sợ nó gây những ý kiến phản đối do luật lệ mà ông ta đặt ra. Kết quả là ông đã bị sát hại bởi những người Sultan
      1517: Cà phê được biết đến lần đầu tiên ở Constantinople (Istanbul ngày nay)
      1554: Quán cà phê đầu tiên ở châu Âu đã được mở ở đây bất chấp sự phản đối của nhà thờ.
      1570: Cùng với thuốc lá, cà phê lần đầu tiên xuất hiện tại Venice
      Cuối thế kỉ 15: Cà phê ngày nay được sáng chế (người ta biết rang hạt cà phê lên và sử dụng nó làm đồ uống)

      1600: Thông qua những nhà buôn người Ý, các nước phương Tây lần đầu tiên biết đến cà phê
      1645: Quán cà phê đầu tiên của Ý được mở ở Venezia
      1650: Cà phê được ưu thích cuồng nhiệt tại Ấn Độ
      1652: Ở London lần lượt xuất hiện các quán cà phê đầu tiên của vương quốc Anh
      1656: Việc uống cà phê và mở tiệm cà phê bị cấm tại Thổ Nhĩ Kỳ
      1659: Ở Pháp những quán cà phê được khai trương
      1668: Cà phê đã thế chỗ bia, trở thành thức uống bữa sáng được yêu thích
      1669: Cà phê trở nên phổ biến ở châu Âu
      1683: Wien cũng có quán cà phê đầu tiên (do một người Ba Lan thành lập)

      1700: Người Hà Lan và Pháp đã tiến hành cuộc chinh phạt và chiếm đảo Java và Martinique làm thuộc địa, bắt đầu việc gieo trồng cà phê ở đây. Hầu hết cà phê mà chúng ta gieo trồng ngày nay là giống hạt Arabica có xuất xứ từ Etiopia qua Yemen
      1710: Người ta đã đem cây cà phê về châu Âu và trồng thử trong các khu vườn sinh vật
      1714: Cà phê xuất hiện chính thức tại Mỹ.
      1721: Tiệm cà phê đầu tiên ở Beclin được khai trương
      1732 Johann Sebastian Bach sáng tác ra bản Kanata cà phê (Coffee Canata)
      1773: Uống cà phê được coi là "nghĩa vụ quốc gia" đối với mỗi công dân Mỹ

      Cuối thế kỉ 18 cây cà phê đã được trồng ở khắp các xứ sở nhiệt đới
      1822: Máy espresso đầu tiên được tạo ra tại Pháp
      1825: Cà phê xuất hiện ở Haoai
      1850: Một người Pháp theo đạo Thiên Chúa Giáo đã đưa cà phê du nhập vào Việt Nam
      1865: James Mason phát minh ra máy pha cà phê (percolator)
      1887: Cà phê xuất hiện ở Indochina
      1896: Cà phê được giới thiệu với người Úc

      Đầu những năm 1900: Uống cà phê vào bữa trưa trở thành một thời gian "bắt buộc" ở Đức
      1901: Luigi Bezzera phát minh ra máy chiết tách hương vị của cà phê
      1908: Melitta Benz phát minh ra phin pha cà phê
      1909: Cà phê uống liền được tung ra thị trường
      1938: Nescafe (cà phê sấy bằng phương pháp đông lạnh) được phát minh
      1942: Trong chiến tranh thế giới thứ hai, lính Mỹ được phát khẩu phần gồm cả cà phê uống liền hiệu Maxwell House
      1971: Hãng cà phê Starbuck mở đại lý đầu tiên tại Seattle

      Now: Brazin trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn nhất
      Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới
      Mỹ là nước nhập cà phê lớn nhất thế giới

      Thứ Ba, 2 tháng 8, 2011

      Lên Tây Nguyên khám phá vẻ đẹp của Hồ Lắk

      Nói đến Đắk Lắk, người ta thường nhắc tới huyền thoại về Hồ Lắk - một trong những hồ nước ngọt tự nhiên lớn, nối với sông Krông Ana, rộng khoảng 500ha, nằm ở độ cao hơn 500m so với mặt nước biển.


      Đây đang là một điểm du lich sinh thái độc đáo thu hút khách du lich trong và ngoài nước, với một vẻ đẹp tự nhiên thơ mộng của núi và rừng bao quanh. Không những vậy, vùng đất này còn lưu giữ được nhiều nét đẹp truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Đó là những mái nhà dài nằm thấp thoáng dưới tán cây xanh, là những cô gái cần mẫn bên chiếc khung dệt thổ cẩm, là những bản hùng ca, ngợi ca chiến công của người con nơi núi rừng đại ngàn. Tất cả sẽ khiến khách du lich cảm nhận được vẻ nguyên sơ, thanh bình, yên ả của một vùng đất giàu truyền thống lịch sử.

      Đến với Hồ Lắk, khách du lich có thể cưỡi voi hoặc đi thuyền độc mộc để ngắm cảnh hồ. Khi lên bờ khách du lich có thể thực hiện những cuộc dã ngoại vào buôn làng Mơ Nông hoặc đi sâu vào trong rừng để khám phá những điều bí ẩn trong cuộc sống của chim chóc, muông thú.

      Bà Josette Farret - Khách du lich đến từ Pháp cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôi được cưỡi voi. Cảm giác rất hoang dã. Ngắm cảnh trên lưng voi rất tuyệt vời, nhìn nó thú vị hơn rất nhiều. Tôi thấy buôn làng này làm du lich rất tốt”.




      Hiện nay, cư dân sống xung quanh hồ chủ yếu là người Mơ Nông vẫn giữ được những nét văn hoá dân tộc truyền thống. Những nghề thủ công, lễ hội truyền thống, nghề dệt thổ cẩm, nhiều vật dụng sinh hoạt như ghế Kpal, trồng H’gơr, chiêng, ché cổ và những ngôi nhà dài truyền thống của người Mơ Nông sẽ là điểm đến thu hút sự quan tâm của khách du lich. Bên cạnh đó, khách du lich có thể thưởng thức các vũ điệu truyền thống sôi động hay nghe người làng kể chuyện và thưởng thức các món ăn đặc sản.



      Hiện hợp tác xã du lich buôn Jun đang duy trì đội cồng chiêng gồm 15 nghệ nhân, 8 nhà sàn, 20 thuyền độc mộc phục vụ khách du lich đến thăm thú, nghỉ ngơi, thưởng thức sinh hoạt văn hóa. Đội nghệ nhân cồng chiêng có đủ khả năng diễn tấu cồng chiêng, múa hát, phục dựng những lễ nghi truyền thống như: Lễ cúng bến nước, lễ mừng mùa, lễ cúng sức khỏe cho voi… khi khách có yêu cầu.
      Ông Joel Bocuse - Khách du lich đến từ Pháp nói: “Thật là thú vị và hấp dẫn khi tới đây, người dân thân thiện và mến khách. Khung cảnh thì tuyệt vời, có rất nhiều điều lạ lùng và mới mẻ để tôi có thể khám phá. Tôi thấy rất hài lòng với cách làm du lich ở đây”.

      Hồ Lắk có vẻ đẹp huyền bí. ngoài cảnh đẹp tự nhiên, không khí trong lành, những nét văn hoá đặc sắc của dân làng Mơ Nông, đã, đang và sẽ đưa Hồ Lắk trở thành điểm đến không thể thiếu trong các tour du lich Đắk Lắk nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung...