Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

Vườn hoa thành phố du lịch đà lạt

Khi đặt chân lên thành phố du lịch Đà Lạt, nằm trên cao nguyên Langbian, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh sắc thiên nhiên, thác đổ ào ào, suối tuôn róc rách và đặc biệt là các loài hoa ở nơi đây. Không nơi nào trên đất nước ta lại có nhiều hoa như Đà Lạt: từ hoa rừng nhiệt đới tới các loài hoa của Phương Đông, Phương Tây.

Vườn hoa Đà Lạt nằm ở số 2 Phù Đổng Thiên Vương, cạnh con đường từ hồ Xuân Hương đến trường Đại Học Đà Lạt.

Nằm ở cuối hồ Xuân Hương, bên cạnh đồi Cù thơ mộng, cách trung tâm thành phố 2km. Ngày xưa, đã từng được nhắc đến với tên gọi vườn hoa Bích Câu, từ năm 1986 đã được nâng cấp lên thành công viên hoa Thành phố du lich Da Lat. Vườn hoa hiện đang là nơi trưng bày "bộ sưu tập" về hoa lớn nhất và đầy đủ nhất của Đà Lạt với hàng trăm giống hoa khác nhau. Ngoài các giống hoa truyền thống mà du khách đã biết như Cẩm tú cầu, hồng, hồng ri, xác pháo, mimosa; tại vườn hoa còn có hàng chục giống hoa mới được du nhập vào Đà Lạt từ 10 năm nay như các loại cúc, hồng, đồng tiền, đỗ quyên, trà mi... Ở đây có một khu vườn địa lan, phong lan khá lớn và thuộc loại đẹp nhất của Đà Lạt đáp ứng nhu cầu thưởng thức, mua bán trao đổi của khách hàng. Vào dịp Tết nguyên đán hàng năm, đây là nơi diễn ra Hội hoa Xuân tập hợp những nghệ nhân chơi hoa, địa lan, phong lan, cây cảnh, tiểu cảnh - non bộ của Đà lạt và các tỉnh thi tài.



Có thể nói hoa có mặt khắp nơi  trong thành phố du lịch Đà Lạt. Có loài được biết đến, cũng có loài người ta chỉ nghe tên. Đối với người dân Đà Lạt những vườn hoa là nơi mà được đa số người dân nơi đây yêu thích... Hoa Đà Lạt được tiêu thụ mạnh ở mọi nơi trong nước, và nhiều nhất vẫn là thành phố Hồ Chí Minh.

Đồi mộng mơ nét duyên của thành phố đà lạt

Đồi Mộng Mơ nguyên là khu du lịch Hồ Rồng nằm trên một ngọn đồi ở phía đông bắc thành phố du lich Da Lat. Đồi Mộng Mơ nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5km trên đường đi đến Thung lũng Tình yêu, Đồi Mộng Mơ là một điểm du lịch khai trương năm 2003 nhân dịp kỷ niệm 110 năm Đà Lạt hình thành và phát triển.

Đến khu du lịch Đồi Mộng Mơ, du khách sẽ tham quan vườn hoa lan, cây cảnh, thiên nhiên hữu tình, thác nước nhân tạo, nhà Việt cổ, vườn thơ Hàn Mặc Tử, tượng cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, làng văn hoá dân tộc, trích đoạn Vạn lý trường thành, gian hàng đá cảnh thiên nhiên, khu triển lãm sinh vật lạ, hầm rượu “Mộng Mơ tửu”,…

Ở đồi Mộng Mơ, có rất nhiều nơi bạn có thể đặt chân đến và đảm bảo bạn sẽ ngất ngây với những khung cảnh đẹp như tranh của tự nhiên. Ấy là Thác vàng cao 10m tuôn trào xuống một dòng suối lô nhô sỏi đá; Nhà Việt cổ khoảng 300 năm tuổi vốn là nhà của một viên quan thời Tây Sơn; Vườn thơ Hàn Mặc Tử được trang trí với vườn hoa, cây cảnh và những vần thơ của Hàn Mặc Tử khắc trên bảng gỗ; Tượng bán thân cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được Phạm Văn Hạng điêu khắc đặt giữa rừng thông để tưởng nhớ đến một nghệ sĩ tài hoa của thế kỷ XX đã học ở Trường Sư phạm Quy Nhơn và có một thời dạy học ở Bảo Lộc; Vạn lý trường thành dài hơn 1km uốn khúc qua hai ngọn đồi...

Khu du lịch Đồi Mộng Mơ còn có nhà hàng Hạnh Phúc với sức chứa 400 khách, thực đơn phong phú, hấp dẫn. Du khách có thể lưu trú tại khu Bungalow với những nhà nghỉ dạng nhà rông, tiện nghi cao cấp, không khí ấm cúng và an toàn. Khu du lịch Đồi Mộng Mơ cũng cho thuê lều dã ngoại, tổ chức lửa trại giao lưu, chương trình ca múa nhạc dân tộc Tây Nguyên trên sân khấu lộ thiên hoành tráng hằng ngày từ 15 giờ đến 22 giờ theo yêu cầu của du khách.

Bài tương tự
>> Đồi mộng mơ nét mới của du lịch đà lạt

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

Thác Pongour thắng cảnh đẹp tại Đà Lạt

Thác Pongour là một ngọn thác nổi tiếng đẹp mơ màng, hùng vĩ, hoang dã nhất của Nam Tây Nguyên. Do đó, nếu bạn đi du lich Da Lat khách không thể quên được thác Pongour.

Thác Pongour thuộc huyện Đức Trọng, cách huyện lỵ 20km và xa trung tâm thành phố Đà Lạt 50 km. Trên quốc lộ 20 Đà Lạt - Sài Gòn, đến xóm Trung (phía núi Chai) rẽ về phía tay phải đi một quãng đường đất dài độ 8 km du khách sẽ đến được thác Pongour mà người dân địa phương gọi là thác Bảy Tầng hay là thác Thiên Thai.

Về tên gọi Pongour có hai giả thuyết như sau: Thứ nhất, Pongour là do tên người Pháp phiên âm từ tiếng dân tộc bản địa (K'ho: Pon - gou (với nghĩa là ông chủ vùng đất sét trắng). Qua một số tài liệu địa chất học của người Pháp, vùng này có nhiều kaolin. Như vậy, Pongour có nghĩa là ông chủ hay ông vua xứ Kaolin.

Giả thuyết thứ hai hiện nay khá phổ biến, được nhiều người nhắc đến: Pongour xuất phát từ ngôn ngữ K'ho có nghĩa là bốn sừng tê giác (Pon: bốn, gou: sừng).

Thác Pongour có lịch sử từ nhiều người, nhiều giai đoạn và ngày nay có ngày kỷ niệm. Đó là dịp trăng tròn đầu tiên của mùa ấm áp, núi rừng khởi sắc để làm ngày "kỷ niệm" cho bộ tộc của nàng. Trong những năm 60 của thế kỷ này, nhiều người Hoa ở Tùng Nghĩa (Đức Trọng) nhân tết Nguyên Tiêu (rằm tháng Giêng) thường tổ chức các cuộc viếng chùa miếu, lăng tẩm, các thắng cảnh, các di tích lịch sử kết hợp với phong tục của dân bản địa (K'ho, Churu) và người các dân tộc di cư 1954 (Thái, Thổ, Tày, Nùng...) cùng đặt ra lễ thác Pongour (thường gọi là thác Thiên Thai). Vào rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm từng đoàn người từ các thị trấn Liên Nghĩa, Cao Bắc Lạng, Lục Nam... của Đức Trọng và các vùng Brơtel, Phú Mỹ, Lạc Sơn, Bằng Tiên, Ngọc Sơn, Đinh Văn... của Lâm Hà nườm nượp trẩy hội thác Pongour.

Trong dịp này, nam thanh nữ tú Bắc Nam, Kinh-Thượng, Hoa-Việt, Thái-Tày... đều rộn rã du xuân, hồ hởi vượt qua bảy tầng thác Pongour, mong vào được chốn Thiên Thai. Đây là dịp mà người ta không còn phân biệt Kinh-Thượng. Họ tự trao đổi tâm tình, tìm hiểu và yêu mến nhau. Tục truyền rằng: những ai không thành thật, không chung thủy, những kẻ bất tín, bội thề đã đến thác Pongour, thì ít khi được trở về; nàng Ka Nai nổi giận, do đó sai Yàng Pongour giữ lại những ai thuộc diện người nói trên tại dòng thác Pongour để nàng dạy cho họ những bài học về con người ... Có người không dám đến Pongour là vì thế. Nhưng đến du lịch Đà Lạt mà không đến thăm Pongour thì cũng như chưa đi du lịch Đà Lạt, chưa thấy được vẻ mơ màng hoang dã của Nam Tây Nguyên. Và những ai trong sáng thì có ngại gì. Những năm gần đây du khách đến trẩy hội Pongour ngày càng nhiều và thật vui mừng là hàng ngàn du khách lên Đà Lạt đến thăm Pongour đều bình an trở về. Phải chăng Yàng Pongour đã thẩm định đích xác lòng người?


Du lịch Đà Lạt đến với núi Lang Biang


Núi Lang Biang còn được gọi là Núi Mẹ, gồm 2 ngọn, có độ cao 2.167m. Chuyện xưa kể rằng có một đôi trai tài gái sắc yêu nhau tha thiết - chàng K'lang và nàng Hơ Bian. Do lời nguyền thù hằn của hai bộ tộc mà hai người đã phải chia lìa. Nàng sau khi chết đã hóa thân thành dãy núi mà người dân tộc Hơ Ho-lạch gọi là Núi Mẹ và sữa từ bộ ngực của nàng đã tuôn tràn thành những dòng suối, dòng thác tươi mát cho đời. Từ đó hai ngọn núi được đặt tên là Lang Bian.

Vị trí: Núi Lang Biang nằm trên địa bàn huyện Lạc Dương, cách trung tâm thành phố du lich Da Lat 12km về phía bắc.

Đặc điểm: Đây là địa điểm thích hợp cho các nhà dân tộc học, cho các du khách yêu văn hoá truyền thống đến nghiên cứu văn hoá của các dân tộc Nam Tây Nguyên.


Tỉnh Lâm Ðồng có địa hình không bằng phẳng với 3 cao nguyên: Lang Biang-Ðà Lạt, Ðran-Liên Khương, Blao-Di Linh và một bình nguyên Ðạ Huai-Cát Tiên. Cao nguyên Lang Biang vào đầu thế kỷ 19 vẫn còn là một vùng đất thưa dân, hiểm trở. Người bản địa tập trung trong một số làng, đông nhất là Dankia. Qua một thế kỷ, diện mạo của cao nguyên Lang Biang thay đổi nhiều, trừ một vài nơi như vùng đồi Cù chống hạn. Từ trung tâm thành phố du lịch Ðà Lạt, sau 15 phút đi bằng xe máy hoặc xe ôtô, du khách đã có thể đến chân núi Lang Biang huyền thoại nơi có những bản của đồng bào dân tộc Tây Nguyên như: dân tộc Lát, Chil (K' Ho)...Ngày nay người Lạch đến định cư ở đây nên buôn làng gắn bó với ngọn núi này. Từ tháng 11/1999, khu vực này đã được giao cho Công ty du lịch tỉnh Lâm Ðồng, với tên gọi là khu du lịch Lang Biang. Ðịa hình của Lang Biang rất thích hợp cho kiểu du lịch dã ngoại để tìm một chút hơi lạnh của miền sơn cước. Tại chân núi có nhiều khu đón khách. Ngoài những cơ sở nghỉ ngơi cao cấp, còn có khu cắm trại và nhiều dịch vụ cần thiết cho du khách. Họ dừng lại đây để nghỉ dưỡng tham quan thắng cảnh. Một số cắm trại qua đêm, quây quần bên ánh lửa với ché rượu cần, nghe những khúc hát cùng những âm thanh của nhạc cụ cổ truyền người Lạch. Họ ăn uống, ca hát, nhảy múa suốt đêm. Ban ngày xem các cô gái Lạch ngồi dệt thổ cẩm, du khách có thể mua những đặc sản của họ như chiếc gùi, những vóc thổ cẩm nhiều màu sắc.

Một số đoàn gồm những thanh niên trẻ, khỏe, thích những trò chơi mới lạ, leo núi, chinh phục đỉnh Lang Biang, dù lượn... Ðối với họ, chuyến đi còn là một thử thách của những người tham gia để vượt qua chính mình. Có ba cách lên tới đỉnh-nơi đặt logo Du lịch Ðà Lạt: đi xe Uoát, đi bộ hoặc leo bằng dây. Ngoài ra còn có một đường xuyên rừng khoảng 2km cũng lên tới đỉnh. Vài năm gần đây, trên đỉnh Lang Biang có loại hình dù lượn, xuống núi bằng dây. Cảm giác thú vị nhất của du khách là được ngự trị trên đỉnh đồi Rađa cao hơn 2.000m, thả hồn theo những đám mây đang bồng bềnh trôi. Ðứng ở đây có thể ngắm trọn vẹn thành phố Ðà Lạt mộng mơ, hiện ra như một bức tranh thủy mặc, phía tây là hồ Dankia-Suối Vàng trông như một tấm lụa đào khổng lồ nổi bật giữa màu xanh bạt ngàn của núi đồi.