Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Tim hiểu lễ hội bắt chồng của người Tây Nguyên

Tây Nguyên có khá nhiều lễ hội như: Lễ rước hồn lúa của người M’nông, lễ cúng bến nước của đồng bào Êđê, hội đua voi... nhưng trong đó có một lễ hội khá thú vị tên là “Lễ Hội Bắt Chồng


Khi cái lạnh sâu cùng những cơn gió hanh hao của mùa đông tràn về cũng là lúc khắp các thôn bản của đồng bào Chu Ru, Cil, Cơ Ho… ở Tây Nguyên rộn rã bước vào mùa cưới – mùa bắt chồng. Mùa bắt chồng phải diễn ra ban đêm, bắt đầu từ mùng một Tết âm lịch cho đến hết tháng ba.

Khi thích một chàng trai nào đó, cô gái về thông báo cho gia đình và dòng họ biết. Gia đình sẽ đến nhà trai hỏi dạm. Nếu cả hai dòng họ đồng ý, cô gái sẽ đến đeo nhẫn vào tay người con trai vào một đêm đẹp trời. Trường hợp người con trai không thích có thể trả lại nhưng đến 7 ngày sau, cô gái lại chọn một đêm đẹp trời đến đeo nhẫn cho chàng trai và cứ thế lặp đi lặp lại cho đến khi chàng trai chấp nhận.

Trước khi cưới một ngày, buôn làng tổ chức một đêm hội gọi là "Đêm hội bắt chồng". Trong đêm hội này, chàng trai và cô gái phải đọc một số câu luật tục riêng của đồng bào mình, có một số câu luật độc đáo như: "Tìm vợ, tìm chồng phải hỏi mẹ cha; ăn ruộng, ăn rẫy phải hỏi tai con trâu, con bò; làm bẫy phải hỏi thần núi; về với vợ như về với nước...". Ngày cưới chàng trai và cô gái rút nhẫn ra hôn nhẫn và đeo lại cho nhau. Sau lễ cưới 7 ngày, cô gái tháo nhẫn đưa mẹ chồng cất giữ và ngược lại nhẫn chàng trai do mẹ cô gái cất giữ.

Một phong tục độc đáo của đồng bào Tây Nguyên, khi vợ chồng xảy ra mâu thuẫn nếu ai đề nghị ly hôn trước thì người đó phải "đền" một con trâu đực. Đồng thời sau lễ bắt chồng ai chung chạ, ngoại tình với người khác thì kẻ phản bội phải đền ba con trâu đực và số trâu sẽ tăng lên nếu ngoại tình nhiều lần. Đây cũng được xem như một luật tục riêng làm tăng tính gắn kết trong cuộc sống vợ chồng. Bởi lễ bắt chồng còn được các đồng bào xem là việc đại sự và Srí là tín vật chung cho hai dòng họ.

Xem thêm: Tục ăn "trầu" ở Tây Nguyên


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét